Những nhiếp ảnh gia săn rác xuyên Việt

Là người đầu tiên đi dọc đất nước chụp ảnh rác, nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng muốn kể câu chuyện chân thực về những con sông oằn mình vì ô nhiễm.


"Máy ảnh của tôi ghi lại những vùng toàn rác, những con người, dòng sông oằn mình trong rác", anh chia sẻ trong lễ khai mạc triển lãm "Sông kể chuyện nhựa" tại Viện Goethe tối 15/2. Triển lãm kéo dài đến 15/3, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của Nhiếp ảnh gia Trương Đại Dương và Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng cũng như trình chiếu các đoạn phim ngắn lồng ghép những thông điệp về giảm thiểu rác thải nhựa.


Nguyễn Việt Hùng (Lekima Hùng) được biết tới với hành trình dài gần 7.000 km đi xe máy từ Bắc vào Nam để săn rác thải nhựa. Chuyến đi kéo dài 43 ngày qua 39 tỉnh thành (trong đó 28 tỉnh thành ven biển), anh đã quay và chụp nhiều thước phim cùng hơn 3.000 tấm ảnh ghi lại tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra. Anh được Bộ Tài nguyên và Môi trường trao danh hiệu "Đại sứ đại dương xanh".


Lekima Hùng kể, đã anh đến nhiều hòn đảo, ở những bờ biển không có dân cư sinh sống vẫn dễ dàng nhặt được rác thải nhựa mà trên bao bì với nhiều ngôn ngữ của các quốc gia khác nhau. Điều đó khiến anh suy nghĩ. "Chúng ta đang để lại gì cho thế hệ mai sau? Một đại dương đầy cá hay một đại dương đầy nhựa?", anh nói.


Mỗi bức ảnh đến triển lãm mang một câu chuyện chân thực nhất về tình trạng xả rác thải nhựa ở Việt Nam. Đó là những bãi biển phủ kín bởi túi nilon, rác thải sinh hoạt ở Bình Thuận hay hình ảnh người dân ăn bữa sáng với xung quanh ngập rác ở Kiên Giang, cánh rừng chết phủ nilon cho đến rác lẻn lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm. Lekima Hùng còn nhận thấy việc người dân còn hồn nhiên đổ rác, phóng uế bừa bãi ra biển. "Những đứa trẻ bảo với tôi nhà cháu còn chẳng có nhà vệ sinh", anh kể lại.


Việt Nam có gần 2.400 con sông khác nhau với tổng chiều dài kênh rạch dài tới 42.000 km. Theo anh Hùng, sông ngòi thuận lợi cho di chuyển nhưng cũng là khởi nguồn để rác thải đổ về đại dương. "Chúng ta đều không vô can, rác đổ ra sông, rồi trôi về biển", anh nói, đã đến lúc thích hợp để nhận ra rằng, đại dương đã và đang trở thành một bãi rác chung.


"Chúng ta có chung một nhiệm vụ, đó là giảm rác thải nhựa đổ ra đại dương", Lekima Hùng nói.


Nhiếp ảnh gia Trương Đại Dương nói, anh vinh dự khi tham gia dự án ý nghĩa. Là người chụp ảnh hơn 20 năm và đi nhiều nơi, anh nhận thấy rác thải nhựa rất đáng báo động, đặc biệt ở các khu du lịch.


"Tôi muốn mọi thông điệp đưa tới người xem là những bức hình chân thực và có câu chuyện của chúng", anh Dương nói.


Tại sự kiện, ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho biết, Việt Nam đã phê duyệt nhiều chính sách nhằm hạn chế túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần. Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đã quy định rõ về trách nhiệm tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất và quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.


Theo báo cáo nghiên cứu được nhà môi trường người Anh, Ellen MacArthur đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ vào tháng 1.2016, có tới 32% tổng số rác thải nhựa đổ ra đại dương mỗi năm. Con số này tương đương với một xe tải rác đổ xuống đại dương mỗi phút. Báo cáo ước tính, sẽ có 850-950 triệu tấn nhựa đổ vào đại dương vào năm 2050, nhiều hơn so với trữ lượng cá là 812-899 triệu tấn.


Như Quỳnh









Nhung nhiep anh gia 'san rac' xuyen Viet


La nguoi dau tien di doc dat nuoc chup anh rac, nhiep anh gia Nguyen Viet Hung muon ke cau chuyen chan thuc ve nhung con song oan minh vi o nhiem.

Những nhiếp ảnh gia 'săn rác' xuyên Việt

Là người đầu tiên đi dọc đất nước chụp ảnh rác, nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng muốn kể câu chuyện chân thực về những con sông oằn mình vì ô nhiễm.
Những nhiếp ảnh gia săn rác xuyên Việt
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: