Tiểu hành tinh bay đồng hành với Trái Đất 4.000 năm

Tiểu hành Trojan đường kính 1,3 km sẽ bay cùng Trái Đất theo quỹ đạo xung quanh Mặt Trời ở khoảng cách an toàn.


Các nhà thiên văn học quan sát tiểu hành tinh 2020 XL5 bằng Kính viễn vọng nghiên cứu vật lý thiên văn phương nam ở Chile. Họ công bố phát hiện về tiểu hành tinh Trojan hôm 3/2 trên tạp chí Nature Communications. Trojan là những thiên thể chia sẻ chung quỹ đạo với hành tinh, tập trung ở một trong hai khu vực đặc biệt cân bằng về lực hấp dẫn dọc theo quỹ đạo của hành tinh, gọi là điểm Lagrange, theo Cesar Briceño, nhà khoa học ở Đài quan sát liên châu Mỹ Cerro Tololo, đồng tác giả nghiên cứu.


Điểm Lagrange là khu vực không gian nơi lực hấp dẫn của Mặt Trời và một trong các hành tinh cân bằng, trưởng nhóm Toni Santana-Ros, nhà nghiên cứu ở Đại học Alicante và Viện Khoa học Vũ trụ thuộc Đại học Barcelona. Quỹ đạo ổn định của tiểu hành tinh Trojan khiến chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho các nhiệm vụ bay gần bề mặt trong tương lai.


Tiểu hành tinh Trojan được đặt tên theo thần thoại Hy Lạp, quay quanh Mặt Trời theo lộ trình giống các hành tinh như sao Mộc, sao Kim, sao Hỏa, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Sao Mộc có hơn 5.000 tiểu hành tinh Trojan đã biết di chuyển ở phía trước và sau hành tinh khí khổng lồ. Nhiệm vụ Lucy phóng gần đây của NASA là nhiệm vụ đầu tiên khám phá một số tiểu hành tinh Trojan của sao Mộc trong hành trình kéo dài 12 năm. 2020 XL5 là thiên thể lớn hơn trong hai tiểu hành tinh Trojan đồng hành cùng Trái Đất với đường kính 1,2 km. Tiểu hành tinh đầu tiên là 2010 TK7 được phát hiện cách đây hơn một thập kỷ và nhỏ hơn khoảng 3 lần.


Các nhà thiên văn học lần đầu tiên trông thấy tiểu hành tinh Trojan mới vào ngày 12/12/2020, sử dụng kính viễn vọng khảo sát Pan-STARRS1 ở Hawai'i và tiếp tục quan sát bằng những kính viễn vọng khác. Lúc đầu, họ cho rằng đó là một tiểu hành tinh gần Trái Đất bay ngang qua quỹ đạo hành tinh của chúng ta, nhưng dữ liệu từ kính viễn vọng SOAR được so sánh với quan sát trước đây của kính viễn vọng khẩu độ 4 m Victor M. Blanco ở Chile từ năm 2012 đến năm 2019.


Dữ liệu trong gần một thập kỷ giúp nhóm nghiên cứu tính toán quỹ đạo của vật thể và xác nhận đó là một tiểu hành tinh Trojan. Thiên thể này vẫn duy trì quỹ đạo hiện nay trong 4.000 năm tới trước khi lực hấp dẫn khiến nó văng vào không gian hoặc theo quỹ đạo hình elip xung quanh Mặt Trời. Các nhà nghiên cứu cũng xác định đó là tiểu hành tinh loại C chứa nhiều carbon, loại tiểu hành tinh phổ biến nhất trong hệ Mặt Trời. Vật thể có khả năng đến từ vành đai tiểu hành tinh chính giữa sao Hỏa và sao Mộc nhưng bị văng ra dưới tác động từ lực hấp dẫn khổng lồ của sao Mộc. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm để kết luận về nguồn gốc của tiểu hành tinh.


Giới thiên văn học cho rằng có thể còn nhiều tiểu hành tinh Trojan đồng hành với Trái Đất chưa được khám phá, nhưng rất khó quan sát chúng. Tiểu hành tinh Trojan luôn nằm ở phía trước hoặc sau một hành tinh trong khi quay quanh Mặt Trời. Chúng cũng nằm rất gần Mặt Trời trên bầu trời nếu quan sát từ Trái Đất.


Quan sát tiểu hành tinh Trojan chỉ có thể tiến hành sát lúc bình minh hoặc hoàng hôn với kính viễn vọng hướng về phía gần đường chân trời. Nhờ đó, kính viễn vọng sẽ quan sát xuyên qua phần dày nhất của khí quyển Trái Đất. Kính viễn vọng SOAR có thể hướng theo góc 16 độ phía trên đường chân trời. Do ngày càng nhiều chòm vệ tinh phóng vào không gian, điều này có thể cản trở nhà thiên văn học quan sát các vật thể nằm ở phía trên đường chân trời.


An Khang (Theo CNN)









Tieu hanh tinh bay dong hanh voi Trai Dat 4.000 nam


Tieu hanh Trojan duong kinh 1,3 km se bay cung Trai Dat theo quy dao xung quanh Mat Troi o khoang cach an toan.

Tiểu hành tinh bay đồng hành với Trái Đất 4.000 năm

Tiểu hành Trojan đường kính 1,3 km sẽ bay cùng Trái Đất theo quỹ đạo xung quanh Mặt Trời ở khoảng cách an toàn.
Tiểu hành tinh bay đồng hành với Trái Đất 4.000 năm
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: