Bạn thấy ảo giác khuôn mặt từ đồ vật vô tri, nhưng chúng thường là nam hay là nữ?

Hãy thử nói xem những khuôn mặt này là đàn ông hay phụ nữ, già hay trẻ, vui hay buồn?


"Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ", đó là tựa đề một cuốn sách nổi tiếng của nhà văn người Belarus, Svetlana Alexievich từng đoạt giải Nobel Văn học năm 2015. Cuốn sách kể về số phận bi thương của những người phụ nữ đã hi sinh trong chiến tranh nhưng thường bị lãng quên, trái ngược với chân dung những người đàn ông thường được khắc họa một cách anh dũng.


Vậy để thấy cuộc sống của chúng ta tồn tại rất nhiều sự thiên vị giới tính. Trong một nghiên cứu mới đăng trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, các nhà khoa học còn cho biết ngay cả trong ảo giác "Face pareidolia", con người cũng thường nhìn thấy khuôn mặt đàn ông hơn là phụ nữ d.


Bạn thấy ảo giác khuôn mặt từ đồ vật vô tri, nhưng chúng thường là nam hay là nữ? - Ảnh 1.


Face pareidolia: Ảo giác nhìn thấy khuôn mặt trong những đồ vật vô tri

Đã bao giờ bạn nhìn vào một đồ vật chẳng hạn như chiếc ổ điện ba chấu trong nhà và tưởng tượng ra hình như nó là một khuôn mặt hay chưa? Nếu đã từng, chắc hẳn bạn không phải là người duy nhất có suy nghĩ vẩn vơ như vậy.


Các nhà khoa học cho biết hiện tượng này cực kỳ phổ biến, đến nỗi họ phải đặt cho nó một cái tên riêng, "Face pareidolia" có nghĩa là "nhìn thấy khuôn mặt từ đồ vật". Nó thường xảy ra với các hình khối có điểm nhấn ở ba vị trí trùng với hai mắt và khuôn miệng trên khuôn mặt.


Hiện tượng này thậm chí xuất hiện ở mọi quy mô, từ hiển vi, đời thường cho tới các thiên thể trong vũ trụ. Trên Sao Hỏa thậm chí có một khối đá được đặt tên là "Face on Mars" chỉ bởi ảnh vệ tinh của nó trông quá giống khuôn mặt. Một thời, khối đá này từng được coi là bằng chứng cho sự tồn tại của người Sao Hỏa.


photo-1-15976589764811296726569.webp


photo-1-15976592023791358938714.webp

"Face on Mars" và vùng FFA trong não bộ.


Ảo giác Face pareidolia được cho là xuất phát từ một khu vực trong não bộ được gọi là Fusiform face area (FFA) chuyên có chức năng nhận dạng khuôn mặt. Khu vực não bộ này phát triển từ khi trẻ sơ sinh mới được 3 tháng tuổi và hoàn thiện ở thời điểm vị thành niên.


Các nhà khoa học cho biết trẻ sơ sinh đã có thể nhận biết các khuôn mặt khác nhau và đặc biệt thấy gần gũi với khuôn mặt của mẹ. Đó là bởi khu vực FFA hoạt động cho phép trẻ sơ sinh bám lấy mẹ mình và những người khác xung quanh để có được thức ăn.


Ở thời kỳ đó, thị giác của trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên chỉ có thể lờ mờ thấy các mẫu hình khuôn mặt. Nhưng chính bản năng nhận diện không đầy đủ này đã gieo mầm cho ảo giác "Face pareidolia" khi chúng ta lớn lên, khiến chúng ta tự tưởng tượng ra những khuôn mặt chỉ từ những hình khối tựa mắt mũi miệng.


Bạn thấy khuôn mặt đàn ông hay phụ nữ, già hay trẻ, vui hay buồn trong ảo giác Face pareidolia?

Đó là những câu hỏi mà một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland đã đặt ra để đi tìm câu trả lời. Các nghiên cứu trước đây cho biết khu vực FFA nhận diện khuôn mặt người chỉ mất khoảng 130 mili giây để được kích hoạt khi nhìn thấy khuôn mặt thật. Nó mất một khoảng thời gian lâu hơn, 165 mili giây để tạo ra ảo giác Face pareidolia trong các đồ vật vô tri.


Nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra các thông tin khác liên quan đến khuôn mặt như giới tính có thể được nhận diện ngay từ khoảng 70 mili giây đầu tiên khi bạn nhìn vào ai đó.


"Khuôn mặt con người truyền tải một lượng thông tin xã hội phong phú vượt ra khỏi danh tính của họ. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể nhanh chóng đánh giá độ tuổi, giới tính và biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt của người mà chúng ta thấy", các nhà nghiên cứu viết.


Bạn thấy ảo giác khuôn mặt từ đồ vật vô tri, nhưng chúng thường là nam hay là nữ? - Ảnh 4.

Bạn thấy những khuôn mặt này là đàn ông hay phụ nữ, già hay trẻ, vui hay buồn?


Bởi vậy, để xem Face pareidolia có thể gây ra cả các ảo giác về giới tính, tuổi tác và cảm xúc hay không, các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm trên hơn 3.800 tình nguyện viên, cho họ xem các khuôn mặt từ đồ vật vô tri và hỏi các câu hỏi liên quan đến thông tin mà họ cảm nhận được.


Kết quả cho thấy trong ảo giác Face pareidolia, các tình nguyện viên thường nhìn thấy khuôn mặt trẻ hơn, 75% nói rằng khuôn mặt vô tri họ nhìn thấy nếu có tuổi thì chưa tới 30 tuổi. Một loạt các biểu cảm cảm xúc cũng được nhận diện ra từ đó, nhiều nhất là hạnh phúc (34%), ngạc nhiên (19%), tức giận (14%), buồn bã (9%), sợ hãi (4%) và ghê tởm (1%).


Nhưng sự chênh lệch nhiều nhất đến từ thông tin về giới tính, có 90% trường hợp các tình nguyện viên cho biết họ nhìn thấy khuôn mặt nam giới trong ảo giác Face pareidolia, chỉ có 9% các khuôn mặt được nhận diện ra nữ giới, kể cả trong các trường hợp thí nghiệm đã được điều chỉnh để đưa ra khuôn mặt ảo giác trung tính nhất có thể.


"Chúng tôi đã quan sát thấy một khuynh hướng mạnh mẽ và đáng chú ý nhất, khi những khuôn mặt ảo giác được nhận diện là nam chứ không phải nữ. Điều này đã được khẳng định trong 3 thí nghiệm riêng biệt được lặp lại", các nhà nghiên cứu viết.


Bạn thấy ảo giác khuôn mặt từ đồ vật vô tri, nhưng chúng thường là nam hay là nữ? - Ảnh 5.

Chênh lệch giới tính đáng kể trong ảo giác khuôn mặt.


Tại sao lại có sự thiên vị giới tính như vậy?

"Dựa trên các kết quả chúng tôi suy đoán rằng khuynh hướng phân loại các khuôn mặt ảo giác là nam thường xuyên hơn nữ là do nhận thức chứ không phải bản chất của tri giác", nghiên cứu viết.


Theo họ, cách hình khối vô tri đầu tiên được xác định là một khuôn mặt người, sau đó, chúng ta sẽ liên tưởng khái niệm "người" với khái niệm "đàn ông" trước tiên.


Điều này cũng có thể là do ở mức độ hình khối, khuôn mặt đàn ông dường như là cơ bản hơn khuôn mặt phụ nữ. Nếu thiếu các yếu tố nhận dạng nữ giới đặc trưng như lông mi và tóc dài, lông mày dài và cong, nhiều khả năng chúng ta sẽ mặc định đó là một khuôn mặt đàn ông.


Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt xảy ra, khi trẻ em thường liên kết những dáng hình khuôn mặt với khuôn mặt phụ nữ nhiều hơn. Các nhà khoa học giải thích đó là vì trẻ được nuôi nấng bởi người mẹ trong những năm đầu đời, nên chúng có sự thiên vị đó. Ngược lại, những đứa trẻ được nuôi bởi người cha thường thiên về hướng nhận diện mặt nam giới nhiều hơn.


Bạn thấy ảo giác khuôn mặt từ đồ vật vô tri, nhưng chúng thường là nam hay là nữ? - Ảnh 6.


Nhưng cuối cùng, tại sao các nhà khoa học lại cần nghiên cứu nhận thức giới của khuôn mặt qua ảo giác Face pareidolia? Họ cho biết những hiểu biết từ quá trình này có thể cung cấp bằng chứng cho các hướng phát triển công nghệ nhận diện khuôn mặt, để máy tính và trí tuệ nhân tạo trong tương lai có thể chọn xử lý tuần tự hoặc song song danh tính và hình dạng khuôn mặt chúng nhận diện được.


Ngoài ra, nghiên cứu cũng khẳng định con người với vai trò là một động vật linh trưởng bậc cao có cơ chế thần kinh rất phức tạp. Nhưng việc chúng ta nhận diện các hình khối trong ảo giác Face pareidolia là nam giới nhiều hơn nữ giới cũng cho thấy cơ chế thần kinh đó chưa đủ mạnh để thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi sự đa dạng hay công bằng giới.


Tham khảo y,


https://genk.vn/ban-thay-ao-giac-khuon-mat-tu-do-vat-vo-tri-nhung-chung-thuong-la-nam-hay-la-nu-20220129051001524.chn Lấy link







Ban thay ao giac khuon mat tu do vat vo tri, nhung chung thuong la nam hay la nu?


Hay thu noi xem nhung khuon mat nay la dan ong hay phu nu, gia hay tre, vui hay buon?

Bạn thấy ảo giác khuôn mặt từ đồ vật vô tri, nhưng chúng thường là nam hay là nữ?

Hãy thử nói xem những khuôn mặt này là đàn ông hay phụ nữ, già hay trẻ, vui hay buồn?
Bạn thấy ảo giác khuôn mặt từ đồ vật vô tri, nhưng chúng thường là nam hay là nữ?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: