Theo NASA, tiểu hành tinh lớn có kích thước lớn hơn tháp Eiffel, được đặt tên là 4660 Nereus từng bay sượt qua Trái Đất chỉ 2 tuần trước Ngày Giáng sinh năm 2021.
Cụ thể, tiểu hành tinh dài 330 mét, đã lao vào quỹ đạo Trái đất với tốc độ 23.700 km/h vào thứ Bảy, ngày 11/12. Được biết, NASA đã phân loại tiểu hành tinh này là một vật thể "có khả năng nguy hiểm", khi cách Trái Đất khoảng 149.6 triệu km. So với một tảng đá không gian khác - 1994 WR12, tiểu hành tinh 4660 Nereus cũng ở gần Trái Đất hơn khoảng 6,1 triệu km
Rất may, tiểu hành tinh này chỉ lướt qua Trái Đất ở một khoảng cách không gây ra tác động tiêu cực, nhưng nó tới Trái Đất sớm hơn dự kiến 10 năm. Điều này khiến các nhà khoa học phần nào lo lắng. Nguyên nhân là vì nó đến sớm hơn 10 năm, và dự kiến sẽ tiếp tục quay lại theo quỹ đạo có sẵn.
Trong đó, bất kỳ độ lệch nhỏ nào trong quỹ đạo cũng có thể khiến nó lao vào Trái Đất, và tạo ra một vụ nổ tương tự hơn 77 megaton TNT, mạnh hơn 1/2 lần so với Tsar Bomba, vũ khí hạt nhân lớn nhất từng được thử nghiệm.
Để nhìn vào khía cạnh tác động tiềm tàng mà những tảng đá này có thể gây ra nếu chúng va vào Trái Đất, hãy nhớ lại tiểu hành tinh từng gây ra vụ nổ Chelyabinsk ở Nga vào năm 2013 có đường kính chỉ vỏn vẹn 20 mét.
Nasa theo dõi các tiểu hành tinh "nguy hiểm" như thế nào?
Kể từ năm 1968, NASA đã theo dõi hơn 1.000 tiểu hành tinh đã đi qua gần hành tinh của chúng ta bằng cách sử dụng radar - một kỹ thuật cho phép cơ quan vũ trụ lập bản đồ chính xác quỹ đạo, kích thước và hình dạng của các tảng đá không gian.
Thông qua kính thiên văn, Nasa cũng đã phát hiện được khoảng 27.323 tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm cho Trái Đất. Tuy nhiên, chỉ dưới 10.000 tiểu hành tinh trong số này có đường kính 140 mét hoặc lớn hơn, và 891 tiểu hành tinh có đường kính trên 1 km.
Mặc dù NASA khẳng định rằng không có "cơ hội đáng kể" cho bất kỳ tiểu hành tinh nào va phải Trái Đất trong vòng 100 năm tới. Song họ cũng thừa nhận rằng mới chỉ phát hiện ra một nửa số đá không gian nguy hiểm ngoài vũ trụ, và có khả năng tồn tại khoảng 25.000 vật thể lớn đang đe dọa Trái Đất trong không gian.
Dự kiến trong tháng 1 này, sẽ có ít nhất 3 tiểu hành tinh kích thước lớn "tấn công" quỹ đạo của Trái Đất. Đầu tiên là Đầu tiên là tiểu hành tinh 2021 YQ có kích cỡ ngang một chiếc máy bay, rộng 64 mét, bay ngang qua Trái đất ở độ cao 2,14 triệu km vào ngày hôm nay (5/1).
Sau đó, tiểu hành tinh 2013 YD48 với kích thước lớn hơn 104 mét (tương đương tháp Big Ben) dự kiến sẽ bay về phía Trái Đất vào ngày 11/1. Một tuần sau đó, tiểu thiên thạch 7482 (1994 PC1) với đường kính khoảng 1 km - gấp 2,5 lần chiều cao của Tòa nhà Empire State, sẽ đe dọa Trái Đất vào ngày 18/1.
Trước các mối hiểm họa từ ngoài hành tinh, NASA đã khởi động sứ mệnh Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi (DART) vào tháng 11/2021. Đây là sứ mệnh đầu tiên trên thế giới nhằm kiểm tra giới hạn của công nghệ xem liệu con người có khả năng bảo vệ Trái Đất khỏi một tảng đá không gian sắp xảy ra hay không.
Minh Khôi