Giải mã bí ẩn bào thai trong bụng xác ướp 2.000 năm

Ba Lan - Bào thai trong bụng người phụ nữ Ai Cập cổ đại được bảo quản suốt thời gian dài nhờ những quá trình hóa học khác thường khi ướp xác.


Tháng 4/2021, các chuyên gia thuộc Dự án Xác ướp Warsaw công bố nghiên cứu về trường hợp xác ướp Ai Cập cổ đại mang thai đầu tiên được phát hiện trên thế giới. Trước đó, các nhà khoa học từng cho rằng đây là xác ướp thầy tế Hor-Djehuti, nhưng đến năm 2016 thì nhận ra đó là một phụ nữ. Xác ướp hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Quốc gia Ba Lan, Warsaw. Khi nghiên cứu kỹ hơn bằng phương pháp chụp cắt lớp, các chuyên gia xác định người phụ nữ chết trong độ tuổi 20 - 30 và đang mang thai 26 - 30 tuần.


"Chúng tôi không biết tại sao họ không lấy thai ra khỏi bụng người chết trong quá trình ướp xác. Đó là lý do khiến xác ướp này thực sự độc đáo. Chúng tôi chưa thấy trường hợp nào tương tự. Đây là xác ướp mang thai duy nhất từng ghi nhận trên thế giới", Wojciech Ejsmond, chuyên gia tại Viện hàn lâm Khoa học Ba Lan, thành viên dự án, chia sẻ đầu năm ngoái.


Sau khi nghiên cứu bào thai xác ướp kỹ hơn, nhóm Dự án Xác ướp Warsaw cho biết, xác ướp mang thai được tạo thành nhờ một quá trình hóa học khác thường khiến bào thai được "ngâm chua" và trường tồn qua thời gian, Ancient Origins hôm 3/1 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Archaeological Science.


Nhóm nghiên cứu giải thích, để làm khô cơ thể người phụ nữ mang thai, những người ướp xác đã dùng natron phủ lên. Natron là một hợp chất tự nhiên của muối natri, được sử dụng rộng rãi ở Ai Cập, Trung Đông và Hy Lạp thời cổ đại. Loại bột này chủ yếu được dùng giống như baking soda trong nấu ăn, y học và nông nghiệp, nhưng cũng có các ứng dụng trong sản xuất thủy tinh và ướp xác.


Natron đóng vai trò như chất khử trùng và hút ẩm (làm khô) tự nhiên và là thành phần chính trong quy trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại. Khi loại bỏ cơ quan nội tạng của người chết và thêm vào natron khô, các mô cơ thể được bảo quản. Sau đó, hài cốt được bọc bằng bùn sông Nile khô, mùn cưa, địa y và vải khô.


Trong nghiên cứu mới, nhóm nhà khoa học nhận thấy khi natron bao phủ cơ thể người phụ nữ mang thai, quá trình này khiến axit formic và các hợp chất khác xuất hiện bên trong tử cung, tạo điều kiện hoàn hảo để bảo tồn thai nhi.


Cụ thể, do một số quá trình hóa học liên quan đến sự phân hủy, độ pH trong cơ thể người phụ nữ chuyển từ môi trường kiềm sang môi trường có tính axit cao hơn. Sự thay đổi từ môi trường kiềm sang môi trường axit dẫn đến các khoáng chất trong xương của thai nhi thoát ra, khiến xương khô đi và bị khoáng hóa. Nhóm nghiên cứu cho biết, quá trình ướp xác của người Ai Cập theo quan điểm hóa học là quá trình khoáng hóa các mô có thể tồn tại một thiên niên kỷ.


"Các quá trình này giúp giải thích tại sao chúng ta gần như không thấy xương của thai nhi trong ảnh chụp cắt lớp vi tính. Bạn có thể nhìn thấy bàn tay hoặc bàn chân, nhưng đó không phải xương mà là các mô khô. Trong khi đó, hộp sọ, bộ phận phát triển nhanh nhất và khoáng hóa nhiều nhất, chỉ được bảo tồn một phần", Marzena Ozarek-Szilke, nhà khảo cổ kiêm nhân chủng học tại Đại học Warsaw, giải thích.


Thu Thảo (Theo Ancient Origins)









Giai ma bi an bao thai trong bung xac uop 2.000 nam


Ba Lan - Bao thai trong bung nguoi phu nu Ai Cap co dai duoc bao quan suot thoi gian dai nho nhung qua trinh hoa hoc khac thuong khi uop xac.

Giải mã bí ẩn bào thai trong bụng xác ướp 2.000 năm

Ba Lan - Bào thai trong bụng người phụ nữ Ai Cập cổ đại được bảo quản suốt thời gian dài nhờ những quá trình hóa học khác thường khi ướp xác.
Giải mã bí ẩn bào thai trong bụng xác ướp 2.000 năm
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: