"ISS là ngọn hải đăng cho sự hợp tác khoa học quốc tế và đã mang lại những phát triển khoa học, giáo dục và công nghệ to lớn cho nhân loại trong hơn 20 năm qua", Nelson nhấn mạnh. "Tối rất vui vì chính quyền Biden-Harris đã cam kết kéo dài hoạt động của trạm đến năm 2030".
Quyết định của chính phủ Mỹ đã nhận được sự ủng hộ của các đối tác, bao gồm Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Cơ quan Vũ trụ Canada và Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Về phần Nga, tập đoàn vũ trụ liên bang Roscosmos của nước này đã đề xuất rời bỏ dự án vào năm 2025 để xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình, nhưng gần đây cũng gửi một module phòng thí nghiệm đa năng mới mang tên Nauka và một bến đỗ tàu vũ trụ mang tên Prichal lên ISS.
Trạm Vũ trụ Quốc tế trước đó được tài trợ để sử dụng đến năm 2024. NASA thậm chí đã lên kế hoạch chuyển đổi các hoạt động từ ISS sang các trạm tư nhân trong quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. Cơ quan này vào đầu tháng trước đã trao hơn 400 triệu USD cho ba công ty Blue Origin, Nanoracks và Northrop Grumman để phát triển thiết kế cho các trạm vũ trụ và "điểm đến thương mại" khác trong không gian. Việc chuyển đổi này sẽ cho phép họ tiết kiệm tiền và tập trung vào các sứ mệnh Artemis lên Mặt Trăng và sao Hỏa.
"Việc Mỹ tiếp tục tham gia ISS sẽ nâng cao sự đổi mới và khả năng cạnh tranh, cũng như thúc đẩy nghiên cứu và công nghệ cần thiết để đưa người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên lên Mặt Trăng theo chương trình Artemis của NASA và mở đường cho việc đưa người đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa ", Nelson nói thêm.
Kể từ khi được đưa lên quỹ đạo vào năm 1998, Trạm Vũ trụ Quốc tế đã tổ chức hơn 3.000 cuộc điều tra nghiên cứu với sự tham gia của hơn 4.200 nhà khoa học trên khắp thế giới.
Đoàn Dương (Theo Space)
- NASA chụp ảnh ISS bay qua Mặt Trời
- Tàu tiếp tế của SpaceX cập bến ISS