Bộ KH&CN đẩy mạnh giá trị xuất khẩu, bảo hộ nhãn hiệu cho nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang, xoài Đồng Tháp, nhãn Sơn La được Bộ KH&CN nghiên cứu thí điểm, từ đó hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý ở các thị trường phù hợp.


Bộ KHCN đẩy mạnh giá trị xuất khẩu, bảo hộ nhãn hiệu cho nông sản Việt - 1

Ngày 31/12, trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đã diễn ra lễ ký "Kế hoạch phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2022-2025".


Theo Bộ KH&CN, việc triển khai kế hoạch này giúp tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu. Trong đó, tập trung vào các biện pháp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở những thị trường nước ngoài trọng điểm, nâng cao vị thế và uy tín của sản phẩm Việt Nam ở thị trường nước ngoài.


Các hoạt động phối hợp cụ thể bao gồm: Nghiên cứu thực trạng hoạt động hỗ trợ và khảo sát nhu cầu của các nhóm chủ thể có liên quan; Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài; Đẩy mạnh tư vấn trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài gắn với sản phẩm xuất khẩu; Thí điểm hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng xuất khẩu vào thị trường nước ngoài trọng điểm...


Đây là hoạt động nhằm triển khai nội dung hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài trong Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2021 số 48/NQ-CP ngày 6/5/2021. 


Theo kế hoạch phối hợp hỗ trợ sẽ lựa chọn ba sản phẩm: Vải thiều của tỉnh Bắc Giang, xoài quả của tỉnh Đồng Tháp, nhãn quả và long nhãn của tỉnh Sơn La.


Bộ KH&CN cho biết trong thời gian tới, các nông sản này sẽ tiếp tục được nghiên cứu thí điểm đánh giá xác định tiềm năng và thị trường trọng điểm, rồi đề xuất hướng hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý ở các thị trường phù hợp. 


Bộ KHCN đẩy mạnh giá trị xuất khẩu, bảo hộ nhãn hiệu cho nông sản Việt - 2

Được biết, sở hữu trí tuệ nói chung, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý nói riêng đang ngày càng khẳng định vai trò là công cụ đắc lực trong hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hiệu quả sản xuất và kinh doanh. 


Chính vì vậy, Kế hoạch phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài  được ký kết kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các chủ thể liên quan trong việc sử dụng nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là nông sản và đặc sản các vùng miền ở nước ngoài. 


Việc hỗ trợ cũng sẽ được mở rộng cho những sản phẩm xuất khẩu tiềm năng khác, nhất là nếu như đó là sản phẩm nông sản, đặc sản của các địa phương.


Riêng đối với vải thiều của tỉnh Bắc Giang, sản phẩm đến nay đã được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Singapore, Lào, Campuchia). Đặc biệt, tháng 3/2021 vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.


Nguyễn Nguyễn









Bo KH&CN day manh gia tri xuat khau, bao ho nhan hieu cho nong san Viet


Vai thieu Bac Giang, xoai Dong Thap, nhan Son La duoc Bo KH&CN nghien cuu thi diem, tu do ho tro dang ky bao ho nhan hieu hoac chi dan dia ly o cac thi truong phu hop.

Bộ KH&CN đẩy mạnh giá trị xuất khẩu, bảo hộ nhãn hiệu cho nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang, xoài Đồng Tháp, nhãn Sơn La được Bộ KH&CN nghiên cứu thí điểm, từ đó hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý ở các thị trường phù hợp.
Bộ KH&CN đẩy mạnh giá trị xuất khẩu, bảo hộ nhãn hiệu cho nông sản Việt
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: