Thảm họa mất điện sau lốc xoáy ở Mỹ nhìn từ vũ trụ

Ảnh vệ tinh thể hiện rõ sự thay đổi khi nhiều người dân ở bang Kentucky phải sống trong cảnh mất điện sau đợt lốc xoáy lịch sử.


Đêm ngày 10 - 11/12, hàng chục cơn lốc xoáy quét qua các bang ở khu vực trung tây nước Mỹ, khiến khoảng 100 người thiệt mạng và nhiều công trình bị phá hủy. Một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là miền tây bang Kentucky, gần thị trấn Mayfield, hạt Graves. Đến ngày 15/12, gần một nửa người tiêu dùng ở hạt Graves vẫn sống trong tình trạng mất điện.


Những bức ảnh phía trên cho thấy ánh điện phát ra vào ban đêm trước và sau khi lốc xoáy quét qua Kentucky. Nhóm nhà khoa học từ Hiệp hội Nghiên cứu Không gian của các trường Đại học (USRA) và Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard (GSFC) thuộc NASA xử lý và phân tích dữ liệu từ vệ tinh Suomi NPP, vệ tinh Landsat 8. Ảnh chụp tháng 11 là ảnh tổng hợp ánh điện trong tháng, thể hiện tình trạng cơ bản trước lốc xoáy.


VIIRS đo đạc sự phát sáng và phản xạ ánh sáng vào ban đêm. Khả năng cảm nhận này giúp phân biệt cường độ của các loại ánh sáng và quan sát xem chúng thay đổi như thế nào. Đôi khi điều này có thể giúp giải mã các nguồn và loại ánh sáng. Các nhà nghiên cứu trong Dự án Cẩm thạch Đen của USRA-GSFC xử lý dữ liệu từ VIIRS để lý giải những thay đổi trong cảnh quan, bầu khí quyển, chu kỳ Mặt Trăng và lọc ra ánh sáng từ những nguồn khác đèn điện.


"Dữ liệu vệ tinh VIIRS có phạm vi toàn cầu nên đặc biệt hữu ích cho việc đánh giá tác động của những thảm họa quy mô lớn như đợt lốc xoáy lần này", Kellie Stokes, nhà khoa học tại USRA tham gia Dự án Cẩm thạch Đen, cho biết.


"Những hình ảnh trên chỉ hiển thị các thị trấn ở Kentucky nhưng tình trạng mất điện được Dự án Cẩm thạch Đen ghi nhận ở vùng rộng lớn thuộc trung tây nước Mỹ, thậm chí xa về phía bắc như Ngũ Đại Hồ. Hình ảnh của Cẩm thạch Đen được ghi nhận gần thời gian thực, trong khoảng 3 - 5 tiếng, giúp nó thường xuyên là một trong những bộ dữ liệu đầu tiên mà giới khoa học thu được để đánh giá thảm họa, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa", Stokes nói thêm.


Độ chính xác vô cùng quan trọng với các nghiên cứu về ánh đèn ban đêm. Những hình ảnh thô, chưa qua xử lý có thể gây nhầm lẫn vì ánh trăng, mây, ô nhiễm, thảm thực vật theo mùa, thậm chí vị trí của vệ tinh, có thể thay đổi cách ánh sáng phản xạ và làm sai lệch những quan sát về ánh sáng nhân tạo.


Thu Thảo (Theo SciTechDaily)









Tham hoa mat dien sau loc xoay o My nhin tu vu tru


Anh ve tinh the hien ro su thay doi khi nhieu nguoi dan o bang Kentucky phai song trong canh mat dien sau dot loc xoay lich su.

Thảm họa mất điện sau lốc xoáy ở Mỹ nhìn từ vũ trụ

Ảnh vệ tinh thể hiện rõ sự thay đổi khi nhiều người dân ở bang Kentucky phải sống trong cảnh mất điện sau đợt lốc xoáy lịch sử.
Thảm họa mất điện sau lốc xoáy ở Mỹ nhìn từ vũ trụ
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: