Vụ nổ sao chổi 12.000 năm trước biến cát thành thủy tinh

Chile - Những khối thủy tinh sẫm màu với hình dạng kỳ lạ trên sa mạc Atacama nhiều khả năng hình thành khi một sao chổi lớn phát nổ trong khí quyển.


Những khối thủy tinh vặn xoắn bí ẩn trên sa mạc Atacama, Chile, có thể hình thành do một sao chổi lớn phát nổ trong khí quyển Trái Đất cách đây khoảng 12.000 năm, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Geology hôm 2/11.


Vụ nổ cổ xưa, hoặc có thể là nhiều vụ nổ liên tiếp, tạo ra những luồng gió mạnh như lốc xoáy với sức nóng dữ dội đốt cháy cát sa mạc, biến chúng thành thủy tinh silicate, chất rắn chứa silic và oxy với cấu trúc đặc biệt.


Giới nghiên cứu lần đầu phát hiện những khối thủy tinh này khoảng một thập kỷ trước nhưng nguồn gốc của chúng vẫn là bí ẩn. Các khối thủy tinh silicate, một số màu xanh lá đậm và số khác màu đen, nằm trên những dải đất chạy dọc theo một hành lang dài 75 km trên sa mạc Atacama. Các khối thủy tinh vặn xoắn và gập lại, có khối dài tới 50 cm.


Những nhà khoa học đầu tiên tìm thấy số thủy tinh này đặt giả thuyết rằng chúng bắt nguồn từ một thiên thạch phát nổ trong khí quyển, nhưng một nhóm nghiên cứu khác sau đó lại cho rằng chúng hình thành từ những trận cháy rừng dữ dội. Thời điểm đó, Atacama không phải sa mạc. Dù đất lẫn nhiều cát, nơi này vẫn có cây xanh và cỏ.


Để tìm ra nguồn gốc thực sự, nhóm chuyên gia từ Mỹ và Chile tiến hành phân tích hóa học hàng chục mẫu thủy tinh trên sa mạc. Bên trong thủy tinh, họ tìm thấy khoáng vật zircon, một số đã phân hủy thành baddeleyite, một khoáng vật zirconium oxit hiếm. Sự chuyển đổi từ zircon sang baddeleyite thường xảy ra ở mức nhiệt cao hơn 1.670 độ C, nóng hơn nhiều so với nhiệt độ của cháy rừng.


Nhóm nhà khoa học cũng phát hiện những khoáng vật trong thủy tinh mà trước đó chỉ tìm thấy trong thiên thạch và các loại đá từ vũ trụ. Một số khoáng vật, ví dụ cubanite và troilite, rất giống với khoáng vật được phát hiện trong mẫu vật lấy từ sao chổi Wild 2. Thên vào đó, hình dạng vặn xoắn kỳ lạ của các khối thủy tinh cũng cho thấy sức nóng dữ dội và những luồng gió mạnh sinh ra từ một vụ nổ sao chổi như vậy. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu kết luận những khối thủy tinh này nhiều khả năng là sản phẩm của một sao chổi tương tự Wild 2.


"Đây là lần đầu tiên chúng tôi có bằng chứng rõ ràng về thủy tinh trên Trái Đất sinh ra bởi bức xạ nhiệt và gió từ một thiên thạch phát nổ phía trên mặt đất. Để có tác động mạnh với khu vực rộng lớn như vậy, đây phải là một vụ nổ thực sự lớn", Pete Schultz, tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư danh dự tại Khoa khoa học Hành tinh, Môi trường và Trái Đất thuộc Đại học Brown, cho biết.


Nhóm chuyên gia ước tính vụ nổ xảy ra khoảng 12.000 năm trước, nhưng họ hy vọng những nghiên cứu trong tương lai sẽ giúp xác định kích thước thiên thạch và thời gian nó lao xuống với độ chính xác cao hơn.


"Còn quá sớm để khẳng định xem có mối quan hệ nhân quả hay không, nhưng sự kiện này xảy ra gần thời điểm mà chúng tôi cho rằng những động vật lớn biến mất. Điều này rất đáng xem xét. Cũng có khả năng sự kiện đã được những cư dân ban đầu, những người mới đến vùng đất này, chứng kiến. Đó hẳn là một cảnh tượng ngoạn mục", Schultz nhận xét.


Thu Thảo (Theo Live Science)









Vu no sao choi 12.000 nam truoc bien cat thanh thuy tinh


Chile - Nhung khoi thuy tinh sam mau voi hinh dang ky la tren sa mac Atacama nhieu kha nang hinh thanh khi mot sao choi lon phat no trong khi quyen.

Vụ nổ sao chổi 12.000 năm trước biến cát thành thủy tinh

Chile - Những khối thủy tinh sẫm màu với hình dạng kỳ lạ trên sa mạc Atacama nhiều khả năng hình thành khi một sao chổi lớn phát nổ trong khí quyển.
Vụ nổ sao chổi 12.000 năm trước biến cát thành thủy tinh
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: