Thông tin được đưa ra trong Cuộc họp lần thứ 15 của Hội nghị các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (COP15) vào tuần trước. Trung Quốc muốn đẩy nhanh việc xây dựng dự án năng lượng tái tạo trên sa mạc để hỗ trợ các mục tiêu bảo vệ môi trường đầy tham vọng, trong đó có nỗ lực giảm phát thải ròng khí carbon xuống mức 0 trước năm 2060.
Theo Tân Hoa Xã, 15 trạm năng lượng tái tạo mới sẽ có tổng công suất lắp đặt 10,9 triệu kW, bao gồm 8 triệu kW cho điện mặt trời, 2,5 triệu kW cho điện gió và 0,4 triệu kW cho nhiệt điện mặt trời.
Các dự án với sự tham gia của 10 doanh nghiệp dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Khi đi vào hoạt động, chúng vừa cung cấp điện cho địa phương, vừa dẫn điện đến tỉnh Hà Nam ở miền trung Trung Quốc.
Thanh Hải được biết đến với nguồn tài nguyên phong phú. Năm 2020, điện sạch chiếm tới 89% tổng sản lượng điện của tỉnh. Các trạm năng lượng tái tạo mới sẽ được đặt tại châu tự trị Hải Nam và Hải Tây.
Dự án điện sạch không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn góp phần kiểm soát sa mạc hóa. Các tấm pin mặt trời có thể chắn gió và ngăn cát dịch chuyển một cách hiệu quả. Chúng cũng cho bóng râm, tạo điều kiện để thảm thực vật phát triển.
Đoàn Dương (Theo Xinhua/Global Times)
- Dự án điện mặt trời biến sa mạc thành đất chăn cừu
- Nhà máy nhiệt điện mặt trời lớn nhất Trung Quốc