Hổ phách 100 triệu năm lưu giữ xác cua

Cua tí hon dài 5 mm với cấu trúc mang gần như nguyên vẹn giúp hé lộ những thông tin khoa học giá trị về quá trình tiến hóa.


Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện cua thuộc nhóm cua thật sự (Brachyura) chết kẹt trong mảnh hổ phách 100 triệu năm ở Myanmar, IFL Science hôm 20/10 đưa tin. Sinh vật chỉ dài 5 mm và có thể là con non của một loài mới, được đặt tên là Cretapsara athanata. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Science Advances.


Xác cua được bảo quản rất tốt với cấu trúc mang gần như nguyên vẹn. Điều này vô cùng đặc biệt vì mang cua rất mỏng manh và thường không lưu lại nhiều qua hàng triệu năm. Cấu trúc mang cho thấy Cretapsara athanata sống lưỡng cư hoặc dưới nước, tiến hóa tách khỏi các tổ tiên trên cạn.


Phát hiện mới đáng chú ý vì cho thấy cua thật sự đã sống trong môi trường nước ngọt từ cuối kỷ Phấn Trắng, sớm hơn nhiều so với ước tính trước đó của các nhà khoa học. Phát hiện mới cũng giúp điền vào khoảng trống hàng chục triệu năm trong dữ liệu về hóa thạch cua. "Cretapsara athanata có thể đại diện cho loài cua không sống ở biển cổ xưa nhất từng ghi nhận", tiến sĩ Javier Luque, tác giả nghiên cứu, cho biết.


Hóa thạch cua Cretapsara athanata nằm trong lô hổ phách thô mà các thợ mỏ Myanmar thu gom và bán cho một nhà buôn đá quý tại một hội chợ vào năm 2015. May mắn là sau khi đánh bóng, giá trị thực sự của mảnh hổ phách đã lộ ra. Nó được Bảo tàng Longyin Amber ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, mua lại và bảo quản.


Tiếp theo, Luque cùng đồng nghiệp dự định tìm hiểu sâu hơn về cơ chế dẫn đến carcinization - hiện tượng tiến hóa kỳ lạ trong đó nhiều sinh vật tiến hóa thành dạng giống cua. "Chúng tôi muốn nghiên cứu kỹ hơn về lý do tại sao các sinh vật liên tục phát triển thành cua, tìm hiểu quá trình chuyển đổi của chúng từ biển sang đất liền và nước ngọt, cũng như sự tiến hóa và đa dạng hóa của chúng qua thời gian, trở thành các dạng hiện đại như ta thấy ngày nay", Luque chia sẻ.


Thu Thảo (Theo IFL Science)









Ho phach 100 trieu nam luu giu xac cua


Cua ti hon dai 5 mm voi cau truc mang gan nhu nguyen ven giup he lo nhung thong tin khoa hoc gia tri ve qua trinh tien hoa.

Hổ phách 100 triệu năm lưu giữ xác cua

Cua tí hon dài 5 mm với cấu trúc mang gần như nguyên vẹn giúp hé lộ những thông tin khoa học giá trị về quá trình tiến hóa.
Hổ phách 100 triệu năm lưu giữ xác cua
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: