Thiên thể lai kỳ lạ có vệt đuôi dài 724.000 km

Các nhà thiên văn học phát hiện một vật thể trong hệ Mặt Trời giống cả tiểu hành tinh và sao chổi với vệt đuôi dài gấp đôi khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng.


Thiên thạch 2005 QN173 quay quanh Mặt Trời khác hẳn bất kỳ tiểu hành tinh nào khác và nằm ở khu vực có tên vành đai tiểu hành tinh chính trong hệ Mặt Trời. Không giống những tiểu hành tinh đá ở cùng khu vực nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, 2005 QN173 dường như đang thay đổi khi di chuyển qua hệ Mặt Trời, phát triển vệt đuôi dài tới mức đủ quét từ Trái Đất tới Mặt Trăng và ngược lại.


Quan sát về tiểu hành tinh 2005 QN173, phát hiện năm 2005, chỉ ra vật thể đang tích cực hoạt động và có vệt đuôi bụi và khí mỏng, đặc điểm thường gắn liền với sao chổi. Vệt đuôi cho thấy vật chất chứa băng đang thay đổi từ thể rắn sang thể khí trong quá trình gọi là thăng hoa.


Khi xem xét xung quanh một tiểu hành tinh như 2005 QN173, vệt đuôi hé lộ băng thăng hoa ở bề mặt của nó. Điều khiến 2005 QN173 đặc biệt hơn nữa là tiểu hành tinh này hoạt động tích cực nhiều hơn một lần. Trong số nửa triệu tiểu hành tinh đã biết ở vành đai chính, 2005 QN173 là tiểu hành tinh thứ 8 hoạt động mạnh hai lần trong lịch sử.


Theo nhà khoa học Henry Hsieh ở Viện Khoa học Hành tinh, 2005 QN173 vừa là tiểu hành tinh vừa là sao chổi. Cụ thể hơn, đây là một tiểu hành tinh ở vành đai chính vừa được công nhận là sao chổi gần đây. Nó phù hợp với định nghĩa về sao chổi với cấu tạo từ băng và giải phóng bụi vào không gian.


Các nhà nghiên cứu phát hiện 2005 QN173 tích cực hoạt động thông qua quan sát từ hệ thống Asteroid Terrestrial-Impact Last Alert System (ATLAS) vào giữa tháng 7 và tháng 8 năm nay. Hsieh, trưởng nhóm nghiên cứu, và cộng sự đo được 2005 QN173 có hạt nhân rắn ở phần đầu rộng 3,2 km. Họ cũng tính toán vệt đuôi sao chổi dài hơn 724.000 km, gấp đôi khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Dù cực dài, vệt đuôi của 2005 QN173 mỏng tới mức nếu thu nhỏ cả thiên thạch xuống bằng chiều dài một sân bóng đá, đuôi của nó chỉ rộng 18 cm và hạt nhân chỉ cỡ một milimet.


Sao chổi phát triển vệt đuôi chứa băng bởi thời gian chúng bay gần Mặt Trời ít hơn tiểu hành tinh. Phần lớn sao chổi bắt nguồn từ rìa ngoài lạnh lẽo của hệ Mặt Trời ở quanh sao Hải Vương. Quỹ đạo hình elip của sao chổi khiến chúng chỉ thỉnh thoảng bay tới gần Mặt Trời. Ngược lại, phần lớn tiểu hành tinh trải qua khoảng 4,6 tỷ năm ở vành trong ấm áp của hệ Mặt Trời, gần sao Mộc. Điều này có nghĩa chúng ở tương đối gần Mặt Trời.


Năm 2006, Hsieh và đồng nghiệp David Jewitt phân loại một nhóm thiên thể mới phát hiện gọi là sao chổi ở vành đai chính hoặc tiểu hành tinh hoạt động. Những thiên thể này sở hữu quỹ đạo giống tiểu hành tinh và tính chất vật lý của sao chổi. Nghiên cứu 2005 QN173 có thể giúp các nhà khoa học khám phá vai trò của sao chổi và tiểu hành tinh trong quá trình tiến hóa của Trái Đất và sự sống.


An Khang (Theo Newsweek)









Thien the 'lai' ky la co vet duoi dai 724.000 km


Cac nha thien van hoc phat hien mot vat the trong he Mat Troi giong ca tieu hanh tinh va sao choi voi vet duoi dai gap doi khoang cach giua Trai Dat va Mat Trang.

Thiên thể 'lai' kỳ lạ có vệt đuôi dài 724.000 km

Các nhà thiên văn học phát hiện một vật thể trong hệ Mặt Trời giống cả tiểu hành tinh và sao chổi với vệt đuôi dài gấp đôi khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
Thiên thể lai kỳ lạ có vệt đuôi dài 724.000 km
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: