Cứ vài năm một lần kể từ 1990, The Conversation - một tổ chức phi chính phủ gồm các nhà nghiên cứu khoa học tại Australia và New Zealand lại đánh giá "sự tiến bộ" của Trái đất thông qua báo cáo chi tiết gửi từ Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) và các tài liệu đặc biệt liên quan.
Mới đây, The Conversation đã đưa ra kịch bản được mong chờ về Trái đất sau năm 2100 dựa trên một loạt phân tích từ các nghiên cứu hàng đầu thế giới. Mục đích của hành động này nhằm cho thấy con người đang ở đâu và cần làm gì trước năm 2100 (kết thúc thế kỷ 21) để đạt được các mục tiêu của mình.
Chuyện gì xảy ra sau năm 2100?
Dựa trên các kịch bản về biến đổi khí hậu (RCP) và số liệu về nồng độ khí nhà kính (GHG) được cung cấp từ bên thứ 3, các nhà khoa học tại The Conversation dự đoán khí hậu Trái đất vào năm 2100 vẫn sẽ tiếp tục ấm lên, thậm chí vượt quá các kịch bản RCP4.5 và 6.0.
Những tác động của nó khiến thảm thực vật và các khu vực tốt nhất cho nông nghiệp sẽ di chuyển dần về 2 đầu cực. Cùng với đó, diện tích thích hợp cho một số loại cây trồng sẽ bị giảm đi.
Báo cáo cũng dự đoán những khu vực có hệ sinh thái lâu đời như lưu vực sông Amazon có thể trở nên cằn cỗi, thậm chí biến mất.
Nguy hiểm hơn, mức nhiệt bị gia tăng có thể đạt đến mức gây tử vong cho con người ở các vùng nhiệt đới hiện có dân cư đông đúc, biến những khu vực này trở thành "không thể sinh sống".
Ngay cả trong các kịch bản được giảm thiểu, Trái đất vẫn sẽ chứng kiến mực nước biển gia tăng do sự mở rộng đại dương và ấm lên toàn cầu.
So sánh với những dự đoán đã được công bố của nhà tiên tri mù Vanga về tương lai của nhân loại, chúng ta mới "giật mình" vì thấy có nhiều điểm tương đồng, điển hình như việc "sẽ có ngày càng nhiều thảm họa thiên nhiên xảy ra".
Cụ thể, bà Vanga nói rằng: "Trong năm 2022, sẽ có nhiều sinh vật sống bị tiêu diệt do thiên tai. Không chỉ vậy, những người sống sót sau đó sẽ chết vì bệnh hiểm nghèo". Những lời sấm truyền của nhà tiên tri mù dẫu chưa biết có trở thành sự thật hay không, nhưng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận.
Rừng Amazon
Miền Tây Hoa Kỳ
Ấn Độ
Liệu Trái đất có một lần nữa đối mặt tuyệt chủng?
Một số nghiên cứu mới đây đã khẳng định rằng biến đổi khí hậu là những "dấu hiệu cảnh báo" cho thấy Trái Đất đang rất gần một thảm họa sinh thái do con người gây ra, được so sánh với những sự kiện tuyệt chủng từng xảy ra trên Trái đất.
Đó chính là "Sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Permi" (viết tắt: EPE), diễn ra khoảng 251 triệu năm trước. Đây là khoảng thời gian chứng kiến 90% giống loài trên Trái đất biến mất, khiến hành tinh của chúng ta trở thành một trong những giai đoạn tăm tối nhất.
Những hiện tượng từng hiện hữu trong "Sự kiện tuyệt chủng EPE" đang một lần nữa xuất hiện trên Trái đất, bao gồm việc gia tăng mạnh tỷ lệ carbon dioxide (CO2) trong không khí, và xuất hiện những tảo độc có hại tới các loài thủy sinh, khiến sinh vật biển chết hàng loạt.
Điều đáng nói là chúng chủ yếu gây ra từ hoạt động của con người như xả khí nhà kính, phá rừng, làm xói mòn đất. Ngoài ra, cũng có một phần ảnh hưởng từ những yếu tố thay đổi cực đoan như bão lốc, lũ lụt, cháy rừng...
Hai dấu hiệu xấu xuất hiện trong cả "Sự kiện tuyệt chủng EPE" và ngày nay được xem là "tín hiệu xấu cho những thay đổi của môi trường tương lai", báo cáo được đăng tải trên tạp chí Nature ghi rõ.
Minh Khôi
Theo Science Alert, Vice