Trạm tiếp nhiên liệu cho vệ tinh trong không gian

Mỹ - Công ty khởi nghiệp Orbit Fab ở San Francisco sẽ xây dựng mạng lưới trạm tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo với vốn đầu tư từ Lockheed Martin.


Orbit Fab dự định phát triển hệ thống Rapidly Attachable Fluid Transfer Interface (RAFTI), cổng cung cấp nhiên liệu cho các vệ tinh. Công ty Orbit Fab được thành lập để tạo ra thị trường vũ trụ cho những sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ cả lĩnh vực hiện hành (liên lạc và quan sát Trái Đất) và ngành công nghiệp mới như du lịch không gian, sản xuất và khai thác mỏ.


Với hệ thống RAFTI, tuổi thọ của tàu vũ trụ sẽ kéo dài hơn. Hệ thống có thể bơm nhiên liệu với tốc độ một lít mỗi phút. RAFTI được thiết kế để vận hành ở nhiệt độ từ -40 độ C đến 120 độ C và áp suất 34 - 204 atm. Hệ thống có thể tiếp những nhiên liệu đẩy như LOX/H2, nitrogen, helium, nước và rượu cho vệ tinh.


Hệ thống RAFTI phóng vào không gian trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX hôm 30/6. "Quyết định đầu tư vào Orbit Fab nằm trong số những khoản đầu tư chúng tôi dùng để hỗ trợ công nghệ tiên tiến. Khả năng tiếp nhiên liệu cho vệ tinh trên quỹ đạo rất quan trọng với các khách hàng của chúng tôi bởi điều đó cho phép tăng tính tiện dụng và kéo dài thời gian hoạt động của nhiệm vụ", Paul Pelley, giám đốc của Lockheed Martin, chia sẻ.


Dự án nghiên cứu và hợp tác giữa Orbit Fab và Lockheed Martin nằm trong nỗ lực phát triển công nghệ giải quyết vấn đề rác thải vũ trụ. Ủy ban các nhà Khoa học Quan tâm ước tính có hơn 100.000 vệ tinh bay trên quỹ đạo vào cuối thập kỷ, góp phần tăng cường liên lạc viễn thông, do thám và phân tích trên Trái Đất. Tăng cường tuổi thọ của vệ tinh là mấu chốt để giảm vấn đề rác vũ trụ tồn tại từ lâu.


An Khang (Theo Interesting Engineering)









Tram tiep nhien lieu cho ve tinh trong khong gian


My - Cong ty khoi nghiep Orbit Fab o San Francisco se xay dung mang luoi tram tiep nhien lieu tren quy dao voi von dau tu tu Lockheed Martin.

Trạm tiếp nhiên liệu cho vệ tinh trong không gian

Mỹ - Công ty khởi nghiệp Orbit Fab ở San Francisco sẽ xây dựng mạng lưới trạm tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo với vốn đầu tư từ Lockheed Martin.
Trạm tiếp nhiên liệu cho vệ tinh trong không gian
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: