Chuyên gia bàn về ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam

Những lĩnh vực ứng dụng AI hiệu quả được các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp chia sẻ trong tọa đàm, công chiếu trên VnExpress vào ngày mai, lúc 15h30.


Tọa đàm có chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo", với sự tham gia của các khách mời ở hai phần, với 3 diễn giả báo cáo chính và phần thảo luận bàn tròn.


Trong đó, TS Hoàng Ngọc Dương, Phó Giám đốc Trung tâm Không gian Mạng Viettel sẽ nói về ứng dụng Cyber-Callbot trong hành chính công và hỗ trợ phòng chống Covid-19.


TS Dương hoàn thành luận án tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Tin học và Vô tuyến điện tử Belarus, chuyên ngành bảo mật thông tin. Nơi anh công tác hiện nay là đơn vị chủ lực nghiên cứu phát triển các công nghệ và sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Viettel. Anh hiện tại đang quản lý, định hướng công tác nghiên cứu và phát triển AI các sản phẩm thị giác máy tính tại Trung tâm Không gian Mạng Viettel.


Diễn giả Nguyễn Văn Minh Đức, đồng sáng lập kiêm CEO Hekate - một trong những nhà khởi nghiệp công nghệ, nhà khoa học tiên phong về AI tại Việt Nam cũng có bài trình bày về ứng dụng AI phát triển chatbot phục vụ dịch vụ công.


Diễn giả Minh Đức được biết đến là người đã góp phần mang những giá trị, lợi ích của AI vào cuộc sống, vào các mô hình kinh doanh doanh nghiệp. Anh cũng là nhà đồng sáng lập Sumi, trợ lý ảo với hơn 11 triệu thế hệ Z đang sử dụng. Anh là một trong những nhà lãnh đạo trẻ của Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo doanh nghiệp APEC CEO Summit 2017.


Trong phiên báo cáo còn có sự tham gia của PGS Nguyễn Thị Quế Anh, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chị là chuyên gia AI từ góc nhìn đạo đức và pháp lý.


Trong bài trình bày của PGS Quế Anh tập trung vào việc phát triển công nghệ AI nhưng phải lấy con người làm trung tâm, đảm bảo được tính an toàn và bảo mật, tôn trọng quyền tự quyết định của mỗi người. Theo đó các nguyên tắc phải tuân thủ gồm: Tôn trọng quyền từ chủ, phòng ngừa tác hại, công bằng và giải trình được.


PGS Quế Anh là cử nhân luật tại Khoa Luật, Đại học tổng hợp Matxcova, M. V. Lomonosov; bảo vệ Luận án tiến sĩ tại Viện Sở hữu trí tuệ Liên bang Nga. Chị hiện giữ hức vụ Phó chủ tịch Hội đồng chuyên môn quản trị và kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội).


Ngay sau phần báo cáo chính, các diễn giả sẽ bước vào phiên thảo luận với sự tham gia của hai khách mời là ông Trần Hữu Quyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị VNPT Technology.


Ông Quyền sẽ chia sẻ về việc xây dựng các trung tâm ươm tạo thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp AI của VNPT technology và của Việt Nam, đồng thời đưa ra quan điểm trong việc phát triển hệ sinh thái trong lĩnh vực này.


Phần thảo luận còn có mặt TS Trần Việt Hùng, nhà sáng lập Got IT, Inc. Anh là một trong số ít startup được sáng lập bởi người Việt Nam thành công tại Thung lũng Silicon, Mỹ. Từ một nhà khoa học máy tính với chuyên môn khai phá dữ liệu và phân tích dữ liệu lớn, Hùng trở thành doanh nhân với khát vọng tạo ra những đột phá cho công nghệ giáo dục.


Bên cạnh việc trả lời các câu hỏi của độc giả, TS Hùng sẽ chia sẻ về kinh nghiệm triển khai ứng dụng AI trong doanh nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới.


"Ứng dụng trí tuệ nhân tạo" là tọa đàm thứ tư, trong chuỗi hoạt động Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 được Thủ tướng ký ban hành đầu năm 2021. Chiến lược được ban hành với kỳ vọng thúc đẩy sự phát triển AI tại Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới.


Chuỗi hoạt động lần này có 5 tọa đàm chuyên đề. Đồng hành với Bộ Khoa học và Công nghệ trong chuỗi tọa đàm này còn có Aus4Innovation là đơn vị tài trợ, Câu lạc bộ Khoa-Trường-Viện Công nghệ Thông tin - Truyền thông Việt Nam FISU phối hợp tổ chức và báo Vnexpress là đơn vị truyền thông chính thức.


Ngoài ra, thông qua các hoạt động kết nối Chương trình còn hướng tới hình thành Mạng lưới Hợp tác về Trí tuệ Nhân tạo (Vietnam - Australia AI). Mạng lưới sẽ tập hợp các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động về Trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam cùng hợp tác với Australia.


Chương trình Aus4Innovation triển khai trong giai đoạn 2018-2022 với tổng ngân sách 13,5 triệu đô la Úc nhằm giúp tăng cường năng lực hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam, chuẩn bị cho tương lai công nghệ và nền kinh tế số. Chương trình được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), quản lý bởi Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO) với đối tác chiến lược là Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (MoST).


Độc giả quan tâm có thể gửi câu hỏi tới các diễn giả tại đây. Phần trình bày và thảo luận của các diễn giả, chuyên gia, sẽ được công chiếu trên VnExpress và Fanpage VnExpress lúc 15h30 ngày 16/9.









Chuyen gia ban ve ung dung tri tue nhan tao o Viet Nam


Nhung linh vuc ung dung AI hieu qua duoc cac nha nghien cuu, doanh nghiep chia se trong toa dam, cong chieu tren VnExpress vao ngay mai, luc 15h30.

Chuyên gia bàn về ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam

Những lĩnh vực ứng dụng AI hiệu quả được các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp chia sẻ trong tọa đàm, công chiếu trên VnExpress vào ngày mai, lúc 15h30.
Chuyên gia bàn về ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: