Các nhà cổ sinh vật học phát hiện hóa thạch 47 triệu năm tuổi của một loài thú trên cạn có nhiều đặc điểm tương đồng với cá voi.
Cá voi sống dưới đại dương sâu thẳm, nhưng tổ tiên của chúng được cho là động vật bốn chân đi lang thang trên các đầm lầy cổ đại. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Discovery hôm 19/3 đã một lần nữa củng cố giả thuyết này.Trong quá trình nghiên cứu lịch sử tiến hóa của bộ Cá voi, các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Y khoa Đông bắc Ohio của Mỹ, do Giáo sư Hans Thewissen dẫn đầu, đã phát hiện hóa thạch 47 triệu năm tuổi của một loài thú có hình dạng gần giống cáo với cơ thể chắc nịch, được đặt tên là Indohyus. Những mảnh xương của con vật mắc kẹt trong một khối trầm tích bùn ở Pakistan phản ánh các đặc điểm đặc trưng của cá voi ngày nay.Hộp sọ của Indohyus có một phần xương trên khoang tai giữa, thứ cũng được tìm thấy ở cá voi. Vị trí hốc mắt của chúng cũng giống nhau khi nằm gần phía đỉnh đầu.Phân tích hóa thạch cho thấy xương của Indohyus có một lớp bên ngoài dày hơn nhiều so với các loài động vật có vú khác cùng kích thước. Đây là đặc điểm thường thấy ở những loài động vật lội nước chậm chạp như hà mã. "Tôi nghĩ rằng chúng thích ngồi trong nước và chờ đợi con mồi tới để tấn công", Thewissen phỏng đoán.
Thewissen cùng các cộng sự đã xác định được Indohyus là động vật sống trong đầm lầy. Chúng có thể bơi lặn dưới nước để tìm kiếm thức ăn hoặc chạy trốn kẻ săn mồi khi bị rượt đuổi. Điều này khiến chúng chuyển dần từ lối sống trên cạn sang lối sống hoàn toàn dưới nước.Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy Indohyus có tỷ lệ đồng vị carbon và oxy trong thành phần hóa học ở răng tương tự với nhiều loài động vật sống dưới nước khác. Tất cả đều chỉ ra rằng sinh vật bốn chân này dành nhiều thời gian để bơi lội.Trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, nhóm của Thewissen muốn biết chi tiết hơn về chế độ ăn uống của Indohyus. "Các chất đồng vị được tìm thấy trong men răng của con vật tiết lộ thức ăn của nó không phải là sinh vật dưới nước. Chúng tôi sẽ nghiên cứu điều đó trong tương lai", tác giả chính của nghiên cứu cho biết thêm.Dựa trên bằng chứng này, Thewissen cho rằng tổ tiên của cá voi ban đầu chỉ xuống nước để tránh động vật ăn thịt. Sau này, chúng mới phát triển hành vi kiếm ăn và thích nghi với cuộc sống dưới nước.Đoàn Dương (Theo Discovery Magazine)
Hóa thạch 93 triệu năm của cá mập có 'cánh'Phổi hóa thạch của cá vây tay dài 5 m
Loai thu tien su co the la to tien cua ca voi
Cac nha co sinh vat hoc phat hien hoa thach 47 trieu nam tuoi cua mot loai thu tren can co nhieu dac diem tuong dong voi ca voi.
Loài thú tiền sử có thể là tổ tiên của cá voi
By www.tincongnghe.net
Các nhà cổ sinh vật học phát hiện hóa thạch 47 triệu năm tuổi của một loài thú trên cạn có nhiều đặc điểm tương đồng với cá voi.