Các dải đá dài 1.000 m, rộng 15 m và sâu 2 m chưa từng được quan sát trước đây ở xứ sở nhiệt đới được nhóm nghiên cứu phát hiện.
"Sự tồn tại của những dải đá ở cao nguyên nhiệt đới gây bất ngờ cho chúng tôi, bởi địa mạo cận băng hà lớn cỡ này chỉ mới được ghi nhận ở khu vực ôn đới và vùng cực, gắn liền với nhiệt độ mặt đất ở điểm đóng băng", nhà băng hà học Alexander Groos đến từ Đại học Bern ở Thụy Sĩ, cho biết.Groos và cộng sự cho rằng vệt sọc là kết quả tự nhiên từ quá trình đóng băng cận băng hà và tan chảy của lớp đất gần chỏm băng, góp phần dồn các khối đá giống nhau lại một chỗ. Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi nhiệt độ giảm đáng kể ở mặt đất và trong không khí. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu không biết chắc đây là hiện tượng mang tính vùng miền hay xảy ra phổ biến ở những dãy núi cao nhiệt đới.Trong nghiên cứu, các nhà khoa học xem xét mẫu đá cuội băng tích ở dãy núi Bale và Arsi. Chúng từng bị cuốn trôi dọc sông băng từ cách đây rất lâu. Thông qua nghiên cứu cách bố trí và đo mức độ phân rã của đồng vị clo, họ xác định những đợt đóng băng trong quá khứ không tương đồng với sự mở rộng của các dãy núi. Họ công bố kết quả nghiên cứu hôm 12/3 trên tạp chí Science Advances."Kết quả của chúng tôi cho thấy sông băng ở phía nam cao nguyên Ethiopia mở rộng cực đại cách đây 30.000 - 40.000 năm, sớm hơn vài nghìn năm so với những vùng núi khác tại Đông Phi và trên khắp thế giới", Groos cho biết.An Khang (Theo Science Alert)
Vệ tinh NASA chụp hình vẽ bí ẩn trên mặt đất
Nhung soc da 'van ho' tren cao nguyen Ethiopia
Cac dai da dai 1.000 m, rong 15 m va sau 2 m chua tung duoc quan sat truoc day o xu so nhiet doi duoc nhom nghien cuu phat hien.
Những sọc đá 'vằn hổ' trên cao nguyên Ethiopia
By www.tincongnghe.net
Các dải đá dài 1.000 m, rộng 15 m và sâu 2 m chưa từng được quan sát trước đây ở xứ sở nhiệt đới được nhóm nghiên cứu phát hiện.