Cần 200 tỷ đồng lấy nước sông Hồng cứu sông Tô Lịch

Theo GS Lượng, việc bổ cập nước sạch qua hồ Tây giúp tăng mực nước hồ, đồng thời tạo dòng chảy, khôi phục chất lượng nước sông Tô Lịch.


Từ khi Hà Nội có chủ trương bổ cập nước hồ Tây và sông Tô Lịch từ năm 2019, GS.TS Dương Thanh Lượng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủy Lợi, đã nghiên cứu cách lấy nước gồm hệ thống đường ống, tốc độ dòng chảy để đảm bảo quá trình cải tạo sông Tô Lịch.Ông tính toán, việc bổ cập nước sạch đảm bảo dòng chảy môi trường về mùa khô với vận tốc 0,3-0,4 m/s, để sông Tô Lịch có khả năng tự làm sạch và không gây xói lở bờ, hạn chế mực nước tràn vào các giếng thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá."Xét về mặt khoa học, kỹ thuật, nghiên cứu này khả thi", ông Lượng nói và cho biết, chi phí tổng dự án nếu được đưa vào thực hiện dự kiến là 200 tỷ (nếu bổ cập với tốc độ 2m3/s). Tuy nhiên, ông Lượng nhấn mạnh, việc chọn thời gian thích hợp để đưa dự án cần được xem xét kỹ lưỡng. "Thực hiện khi nào còn phụ thuộc vào sự bố trí kinh phí của thành phố Hà Nội", ông Lượng nói. Ngoài ra, trường hợp mực nước ở sông Hồng thấp phải tính toán xây dựng trạm bơm, liên quan đến cách thức và chi phí vận hành. Khi có mưa, sông Tô Lịch có nước, dòng chảy dồi dào, nhưng khi hết mưa hoặc vào mùa cạn, dòng chảy hầu như không có mà chỉ có nước thải. Theo GS Lượng, nếu cần có dòng chảy cho sông Tô Lịch hoặc sông Nhuệ và cấp nước cho hồ Tây, sông Hồng là "khả thi và tốt nhất" bởi đây là nguồn nước dồi dào, chất lượng nước ổn định hơn nguồn nước được hút từ nước ngầm."Nước sông Hồng hiếm khi trong như bây giờ, hàm lượng bùn cát của sông Hồng ở đoạn chảy qua Hà Nội chỉ bằng 1/6 hoặc 1/8 so với khoảng 15 năm trước đây, nên lấy nước sông Hồng để bổ cấp cho Hồ Tây và Tô Lịch hợp lý hơn", ông nói tại tọa đàm sáng 18/3 bàn giải pháp cho sông Tô Lịch.Ở giai đoạn đầu nghiên cứu, ông Lương cho biết, nước sông Hồng có thể được lấy và đi qua đường ống 2 km, sau đó đưa vào bể lắng cát để xử lý, khi nước trong thì đưa vào hồ Tây để nâng mực nước lên (hiện mực nước bị tụt). Khi đó, lượng nước dư ra ở Hồ Tây được đưa về sông Tô Lịch, tạo dòng chảy, một trong những yếu tố quan trọng để khôi phục sông.Việc bổ cập nước sạch đảm bảo dòng chảy môi trường về mùa khô với vận tốc 0,3-0,4 m/s, để sông Tô Lịch có khả năng tự làm sạch và không gây xói lở bờ, hạn chế mực nước tràn vào các giếng thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.Theo GS.TS Trần Đức Hạ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường, bên cạnh yếu tố tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch, các vấn đề về thu gom và xử lý hơn 400 điểm xả nước thải, kết hợp phương pháp kè bờ tránh "kè cứng" và cách xử lý bùn để giữa mầm vi sinh tốt dưới lòng sông cần được được các chuyên gia nghiên cứu và tiếp tục đề xuất.Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường, sông Tô Lịch tiếp nhận nước mưa và nước thải của lưu vực 77,5km2 với lưu lượng 30m3/s. Mỗi ngày tiếp nhận khoảng 150.000m3 nước thải sinh hoạt, khu công nghiệp.Một số giải pháp cải tạo sông Tô Lịch đang được thực hiện như quy hoạch 725 với định hướng thu gom nước thải các lưu vực S2 và S3 thuộc sông Tô Lịch về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (công suất 270.000 m3/ngày) và nhà máy xử lý nước thải Phú Đô (công suất 84.000 m3/ngày), bổ cập nước sạch từ sông Hồng vào sông Tô Lịch về mùa khô lưu lượng 5 m3/s, dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 đã kè được toàn bộ bờ các sông thoát nước Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu. Nguyễn Xuân







Can 200 ty dong lay nuoc song Hong 'cuu' song To Lich


Theo GS Luong, viec bo cap nuoc sach qua ho Tay giup tang muc nuoc ho, dong thoi tao dong chay, khoi phuc chat luong nuoc song To Lich.

Cần 200 tỷ đồng lấy nước sông Hồng 'cứu' sông Tô Lịch

Theo GS Lượng, việc bổ cập nước sạch qua hồ Tây giúp tăng mực nước hồ, đồng thời tạo dòng chảy, khôi phục chất lượng nước sông Tô Lịch.
Cần 200 tỷ đồng lấy nước sông Hồng cứu sông Tô Lịch
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: