Các nhà nghiên cứu ở Đại học California, Los Angeles (UCL), khám phá hoạt động của máy tính thời Hy Lạp cổ đại Antikythera, chuyên dùng để dự đoán sự kiện thiên văn.
Được xem như máy tính cổ nhất thế giới, cỗ máy Antikythera là thành tựu kỹ thuật phức tạp nhất còn tồn tại từ thời cổ đại. Trong báo cáo công bố hôm 12/3 trên tạp chí Scientific Reports, nhóm nghiên cứu liên ngành của UCL công bố trình tự vũ trụ bên trong hệ thống truyền động ở phía trước cỗ máy. Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Tony Freeth cho biết mô hình của họ phù hợp với mọi bằng chứng hữu hình và trùng khớp với mô tả trong dòng chữ khắc trên cỗ máy.Thiết bị vận hành bằng tay 2.000 năm tuổi thể hiện chuyển động của vũ trụ, dự đoán quỹ đạo của 5 hành tinh, các pha của Mặt Trăng, nhật thực và nguyệt thực. Nhưng giới nghiên cứu vẫn chưa rõ cơ chế hoạt động của nó. Các nhà khoa học ở UCL cho rằng họ đã lý giải được một phần bí mật và tìm cách phục dựng cơ cấu truyền động của thiết bị để kiểm nghiệm giả thuyết của họ. Dù nhiều học giả khác từng phục dựng cỗ máy Antikythera trong quá khứ, cỗ máy bị mất 2/3 bộ phận khiến việc tìm hiểu chính xác cách thức hoạt động của nó trở nên khó khăn.Cỗ máy được các thợ lặn phát hiện vào năm 1901 trong lúc trục vớt kho báu từ tàu buôn gặp nạn ngoài khơi đảo Antikythera của Hy Lạp. Con tàu bị chìm trong một trận bão ở thế kỷ 1 trước Công nguyên khi đi qua giữa Crete và Peloponnese trên lộ trình tới Rome.Lúc đầu, những mảnh vỡ của đồ vật bằng đồng thau bị ăn mòn gần như không được chú ý, nhưng nhiều thập kỷ nghiên cứu hé lộ vật thể này là một kiệt tác kỹ thuật cơ khí. Nằm trong hộp gỗ cao 30 cm, cỗ máy được bao phủ bởi những dòng chữ khắc nêu hướng dẫn sử dụng và bao gồm hơn 30 bánh răng bằng đồng nối với các mặt đồng hồ và con trỏ.Michael Wright, cựu quản lý kỹ thuật cơ khí ở Bảo tàng Khoa học tại London, từng tổng hợp rất nhiều cơ chế và tạo ra một bản sao hoạt động, nhưng các nhà nghiên cứu chưa bao giờ hiểu đầy đủ về cách thức vận hành của cỗ máy này. Nỗ lực của các nhà khoa học gặp nhiều thách thức bởi những tàn tích còn sót lại trong 82 mảnh vỡ riêng biệt. Nhiệm vụ dựng lại cỗ máy được ví như dựng mô hình 3D khi phần lớn mảnh ghép bị mất.Nhóm nghiên cứu UCL mô tả cách thức họ dùng công trình của Michael Wright và những người khác, sử dụng chữ khắc trên cỗ máy và phương pháp toán học mà nhà triết học Hy Lạp cổ đại Parmenides từng mô tả, để tìm ra cách sắp xếp giúp di chuyển hành tinh và các thiên thể khác theo hướng đúng đắn. Giải pháp của họ cho phép gần như mọi bánh răng của hệ thống nằm gọn trong khoảng không chỉ sâu 25 mm.Theo nhóm nghiên cứu, cơ chế có thể hiển thị chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng, sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ trên các vòng đồng tâm. Vì thiết bị được thiết kế để Mặt Trời và các hành tinh quay quanh Trái Đất, việc tái tạo đường di chuyển của các hành tinh này bằng bánh răng khó hơn nhiều so với đặt Mặt Trời ở trung tâm. Một thay đổi khác mà các nhà khoa học đề xuất là con trỏ hai đầu mang tên "Bàn tay rồng" cho biết khi nào sắp có nguyệt thực. Các nhà nghiên cứu tin rằng công trình này đưa nhân loại đến gần hơn với hiểu biết thực sự về cách thức hoạt động của cỗ máy Antikythera.An Khang (Theo Guardian)
Cỗ máy tính cổ nhất thế giới ra đời cách đây 2.100 năm
Tai tao may tinh co nhat the gioi
Cac nha nghien cuu o Dai hoc California, Los Angeles (UCL), kham pha hoat dong cua may tinh thoi Hy Lap co dai Antikythera, chuyen dung de du doan su kien thien van.
Tái tạo máy tính cổ nhất thế giới
By www.tincongnghe.net
Các nhà nghiên cứu ở Đại học California, Los Angeles (UCL), khám phá hoạt động của máy tính thời Hy Lạp cổ đại Antikythera, chuyên dùng để dự đoán sự kiện thiên văn.