Phát hiện hóa thạch ếch 2 triệu năm tuổi

Các nhà cổ sinh vật học Argentina tìm thấy hóa thạch hiếm của loài ếch "tí hon" chưa từng được biết tới sống vào đầu thế Canh Tân.


Những mảnh xương ước tính khoảng 2 triệu năm tuổi được tìm thấy ở độ sâu 44 m trong quá trình đào giếng ở thành phố San Pedro, cách thủ đô Buenos Aires khoảng 180 km về phía bắc. Mặc dù có kích thước rất nhỏ, các nhà khoa học vẫn có thể xác định hóa thạch thuộc về một con ếch cổ đại thông qua cấu trúc độc đáo ở đầu xương cánh tay. Chính cấu trúc này mang đến sự nhanh nhẹn cho các loài thuộc bộ Không đuôi (Anura), bao gồm ếch và cóc.Phân tích xương cánh tay đã chỉ ra hóa thạch ở  San Pedro thuộc về một loài ếch hoàn toàn mới. Nó có kích thước nhỏ hơn nhiều so với ếch cây và ếch sừng ngày nay, theo nhà nghiên cứu Federico Agnolin từ Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Argentina."Việc phát hiện một loài lưỡng cư mới trong giai đoạn cuối thế Thượng Tân - đầu thế Canh Tân có nhiều ý nghĩa đối với ngành cổ sinh vật học Argentina", Agnolin nhấn mạnh. "Đến nay, chúng ta mới biết rất ít về ếch và cóc thời tiền sử. Chúng đặc biệt nhạy cảm với biến đổi khí hậu và môi trường nên là một nguồn thông tin quan trọng để nghiên cứu về khí hậu Trái Đất trong quá khứ".Đoàn Dương (Theo AFP)







Phat hien hoa thach ech 2 trieu nam tuoi


Cac nha co sinh vat hoc Argentina tim thay hoa thach hiem cua loai ech "ti hon" chua tung duoc biet toi song vao dau the Canh Tan.

Phát hiện hóa thạch ếch 2 triệu năm tuổi

Các nhà cổ sinh vật học Argentina tìm thấy hóa thạch hiếm của loài ếch "tí hon" chưa từng được biết tới sống vào đầu thế Canh Tân.
Phát hiện hóa thạch ếch 2 triệu năm tuổi
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: