Cò bay 3.200 km với mũi tên xuyên cổ giúp giải mã bí ẩn

Năm 1822, con cò trắng bị thương tình cờ đáp xuống một ngôi làng ở Đức, giúp người châu Âu giải quyết bí ẩn về chim di cư mùa đông.


Suốt nhiều thế kỷ, người châu Âu không thực sự biết chim đi đâu vào mùa đông. Có nhiều vấn đề khác cần quan tâm khiến họ không thể điều tra sự biến mất của những loài khác. Ví dụ, rất khó để tập trung vào vấn đề "Chim đi đâu?" khi đang vất vả chống chọi với dịch bệnh.


Giả thuyết nổi bật nhất, tồn tại từ thời nhà bác học Aristotle và Hy Lạp cổ đại, là chim ngủ đông trong mùa lạnh và chim redstart mùa hè biến thành chim robin vào mùa đông, còn chim warbler vườn biến thành chim warbler mũ đen. Dù nghe có vẻ kỳ quặc, chúng vẫn tốt hơn một số giả thuyết khác. Ví dụ, nhà khoa học Anh thế kỷ 17 Charles Morton cho rằng chim bay lên Mặt Trăng vào mùa đông, bay trong 60 ngày với tốc độ 201 km/h.


Kỳ lạ hơn nữa là ý tưởng được nhắc đến trong sử thi Iliad của Homer. Theo đó, hàng năm, sếu sẽ bay về phía nam để tiếp tục cuộc chiến đang diễn ra với "người lùn" sau kỳ nghỉ dài tránh xa bạo lực. Nhà triết học La Mã Pliny cha thậm chí viết rằng "người lùn" sẽ cưỡi trên cừu để tấn công sếu và ăn trứng của chúng nhằm kiểm soát số lượng, trong khi sếu sẽ tấn công lại quyết liệt.


Những giả thuyết này cho thấy người châu Âu từng gặp khó khăn lớn trong việc giải quyết bí ẩn về nơi chim đến vào mùa lạnh. Nhưng sau đó, họ nhận được một lời giải thích "từ trên trời rơi xuống".


Năm 1822, gần làng Klütz của Đức, người dân tìm thấy một con cò trắng với mũi tên dài 76 cm đâm xuyên qua cổ. Nó vẫn sống do mũi tên chỉ đâm qua da. Vũ khí này được xác định là làm từ gỗ châu Phi, cho thấy con cò đã bay 3.200 km đến châu Phi vào mùa đông, sau đó trở về Đức, nơi nó bị giết và nhồi xác.


Người Đức sau đó tiếp tục tìm thấy những con cò khác với mũi tên đâm xuyên cơ thể và gọi chúng là Pfeilstorch hay "Cò mũi tên". Điều này giúp xác nhận hành vi di cư, loại bỏ những ý tưởng kỳ quặc rằng chúng biến thành những loài chim khác nhau vào mỗi mùa.


Chim di cư thường để chuyển từ nơi có tài nguyên ít hoặc đang giảm đến nơi có tài nguyên dồi dào hoặc đang tăng. Hai nguồn tài nguyên chính mà chúng tìm kiếm là thức ăn và địa điểm làm tổ.


Chim làm tổ ở Bắc bán cầu có xu hướng di cư về phía bắc vào mùa xuân để tận dụng việc côn trùng phát triển mạnh, cây cối nảy chồi và có nhiều địa điểm làm tổ. Khi mùa đông đến gần, côn trùng và nguồn thức ăn khác giảm, chim lại di cư về phía nam. Trốn thời tiết lạnh là một yếu tố thúc đẩy hành vi di cư. Nhưng nhiều loài, bao gồm cả chim ruồi, có thể chịu được nhiệt độ cực lạnh, miễn là có đủ nguồn thức ăn.


Thu Thảo (Theo IFL Science)









Co bay 3.200 km voi mui ten xuyen co giup giai ma bi an


Nam 1822, con co trang bi thuong tinh co dap xuong mot ngoi lang o Duc, giup nguoi chau Au giai quyet bi an ve chim di cu mua dong.

Cò bay 3.200 km với mũi tên xuyên cổ giúp giải mã bí ẩn

Năm 1822, con cò trắng bị thương tình cờ đáp xuống một ngôi làng ở Đức, giúp người châu Âu giải quyết bí ẩn về chim di cư mùa đông.
Cò bay 3.200 km với mũi tên xuyên cổ giúp giải mã bí ẩn
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: