Thiên hà giống dải Ngân Hà ở cách 12 tỷ năm ánh sáng

Thiên hà mới phát hiện có cấu trúc và sự phân bố sao giống dải Ngân Hà, làm thay đổi hiểu biết của giới thiên văn về vũ trụ xa xưa.


Các nhà thiên văn học sử dụng kính viễn vọng ALMA (Atacama Large Millimeter/submillimeter Array) ở Chile và tìm ra thiên hà cách Trái Đất hơn 12 tỷ năm ánh sáng. Điều đó có nghĩa ánh sáng từ thiên hà này mất hơn 12 tỷ năm để tới Trái Đất, vì vậy hình ảnh chúng ta nhìn thấy là thiên hà này khi vũ trụ mới 1,4 tỷ năm tuổi. Ảnh chụp thiên hà và kết quả phân tích được nhóm nghiên cứu quốc tế công bố hôm 12/8 trên tạp chí Nature.Trong suốt những năm đầu đầy biến động của vụ trụ, nhiều khả năng các thiên hà chưa ổn định do thiếu đi cấu trúc gắn liền với thiên hà ngày nay như dải Ngân Hà. Nhưng ảnh chụp thiên hà mới phát hiện khiến giả thuyết trên lung lay và có thể làm thay đổi hiểu biết của giới thiên văn học về quá trình hình thành thiên hà ở thời kỳ sơ khai của vũ trụ. "Kết quả này thể hiện bước đột phá trong tìm hiểu sự hình thành thiên hà, hé lộ cấu trúc chúng ta quan sát được ở nhiều thiên hà xoắn ốc lân cận và dải Ngân hà đã tồn tại 12 tỷ năm trước", trưởng nhóm nghiên cứu Francesca Rizzo, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Viện Vật lý thiên văn Max Planck tại Đức, cho biết.Thiên hà mang tên SPT0418-47 có hai đặc điểm giống dải Ngân Hà, bao gồm cấu trúc dạng đĩa xoay tròn và cụm sao lớn bao quanh trung tâm thiên hà. Cụm sao này chưa bao giờ được quan sát ở vũ trụ thuở sơ khai. "Chúng tôi vô cùng bất ngờ khi phát hiện thiên hà mới thực sự rất giống những thiên hà ở gần chúng ta, trái ngược với mọi suy đoán từ các mô hình và quan sát trước đây", Filippo Fraternali, giáo sư về khí động học khí gas và sự tiến hóa thiên hà ở Viện Thiên văn Kapteyn thuộc Đại học Groningen, Hà Lan, cho biết.Nghiên cứu SPT0418-47 cho phép các nhà thiên văn học "nhìn ngược" quá khứ về thời điểm vũ trụ ở 10% độ tuổi hiện nay. Do khoảng cách của thiên hà này, họ sử dụng kỹ thuật thấu kính trọng lực khi quan sát bằng ALMA. Đây là kỹ thuật sử dụng trọng lực của những thiên hà gần đó nhằm phóng đại các thiên hà ở xa thông qua bẻ cong ánh sáng. Do thấu kính trọng lực, ảnh chụp cho thấy SPT0418-47 giống một vòng tròn ánh sáng bao quanh thiên hà khác. Mô hình máy tính giúp nhóm nghiên cứu phục dựng hình dạng thực của thiên hà.Khi xem ảnh phục dựng của SPT0418-47, các nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện cấu trúc và trật tự ở thiên hà này rất giống dải Ngân Hà, theo Simona Vegetti, đồng tác giả nghiên cứu ở Viện Vật lý thiên văn Max Planck. Dù hình thành sao ở tốc độ nhanh và là nơi có nhiều hoạt động năng lượng cao, SPT0418-47 là thiên hà có trật tự nhất từng được quan sát ở vũ trụ sơ khai. Những quan sát trong tương lai bằng kính viễn vọng mạnh hơn có thể giúp giới thiên văn học khám phá độ phổ biến các thiên hà tương tự sau vụ nổ Big Bang.An Khang (Theo CNN)







Thien ha giong dai Ngan Ha o cach 12 ty nam anh sang


Thien ha moi phat hien co cau truc va su phan bo sao giong dai Ngan Ha, lam thay doi hieu biet cua gioi thien van ve vu tru xa xua.

Thiên hà giống dải Ngân Hà ở cách 12 tỷ năm ánh sáng

Thiên hà mới phát hiện có cấu trúc và sự phân bố sao giống dải Ngân Hà, làm thay đổi hiểu biết của giới thiên văn về vũ trụ xa xưa.
Thiên hà giống dải Ngân Hà ở cách 12 tỷ năm ánh sáng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: