Tàu chiến bọc thép Yenisey: Pháo đài di động
Quân đội Nga đã triển khai các tàu chiến bọc thép – một di sản từ các cuộc chiến trước – để củng cố hậu cần và hỗ trợ chiến đấu tại khu vực Donbass đang tranh chấp ở Ukraine, nơi các cuộc giao tranh ác liệt giữa lực lượng Nga và quân đội Ukraine cùng đồng minh phương Tây vẫn tiếp diễn.
Quân đội Nga đã triển khai các tàu chiến bọc thép Yenisey tại Donbass. Ảnh: Bộ quốc phòng Nga Ngày 29/6/2025, truyền thông nhà nước Nga công bố hình ảnh về tàu chiến bọc thép Yenisey, cho thấy nó tham gia một cuộc diễn tập “phối hợp tác chiến” dưới quyền của Nhóm tác chiến Trung tâm (Battlegroup Centre).
Tàu được trang bị pháo phòng không, súng máy hạng nặng, thậm chí cả xe chiến đấu bộ binh, thực hiện nhiệm vụ tiếp tế tiền tuyến, trinh sát, và sửa chữa hệ thống đường sắt – tuyến huyết mạch trong các chiến dịch quân sự của Nga tại khu vực này.
Việc hồi sinh chiến thuật cũ phản ánh sự phụ thuộc của Moscow vào hạ tầng và chiến lược thời Liên Xô, đồng thời làm dấy lên câu hỏi về mức độ thích ứng của các nền tảng kiểu cũ trong xung đột hiện đại.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 IFV trên tàu chiến bọc thép Yenisey. Ảnh Bộ Quốc phòng Nga Tàu chiến bọc thép từng giữ vai trò lớn trong chiến lược quân sự của Nga từ đầu thế kỷ 20 và Thế chiến II, khi Liên Xô sử dụng hàng chục đoàn tàu được trang bị pháo và súng phòng không để chống lại quân Đức.
Mặc dù bị giảm vai trò sau Chiến tranh Lạnh do sự phát triển của không quân và cơ giới hóa, Nga vẫn duy trì một số đoàn tàu bọc thép cho các nhiệm vụ như tuần tra biên giới và bảo vệ cơ sở hạ tầng.
Sự tái xuất của các tàu bọc thép tại Donbass gắn liền với mạng lưới đường sắt thời Liên Xô, hiện vẫn kết nối liền mạch với Nga, cho phép vận chuyển hàng hóa và quân đội dễ dàng qua biên giới – một lợi thế lớn trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine kéo dài.
Việc Nga lựa chọn khôi phục phương tiện này là một giải pháp thực dụng trong bối cảnh khó khăn hậu cần, do trừng phạt của phương Tây và các cuộc tấn công liên tục của Ukraine vào tuyến tiếp tế.
Trong khi NATO và các quân đội phương Tây ưu tiên vận tải hàng không và đường bộ, Nga lại dựa vào đường sắt – một chiến lược vừa là lợi thế, vừa là điểm yếu.