Nơi hứng chịu nhiều vụ thử bom hạt nhân nhất thế giới

Bãi thử hạt nhân Semipalatinsk từng hứng chịu 456 vụ thử hạt nhân dưới thời Liên Xô với nhiều tác động còn tồn tại tới ngày nay.


Hồ Chagan ở đông bắc Kazakhstan là minh chứng cho hệ quả nguy hiểm từ Chiến tranh Lạnh. Nằm giữa cảnh quan khô cằn gần thành phố Semey (trước đây mang tên Semipalatinsk), hồ Chagan còn có tên khác là "Hồ nguyên tử", theo IFL Science. Năm 1965, Liên Xô thực hiện một vụ nổ hạt nhân tạo ra miệng hố sâu 100 m, rộng 400 m, nơi hồ tồn tại ngày nay. Đây chỉ là một trong hàng trăm vụ nổ hạt nhân diễn ra trong hơn 40 năm tại Semipalatinsk, khu vực rộng lớn đóng vai trò như bãi thử hạt nhân chủ chốt của nước này.


Vũ khí hạt nhân đầu tiên của Liên Xô được kích nổ ở bãi thử hạt nhân Semipalatinsk vào ngày 29/8/1949. Quả bom RDS-1 không chỉ đánh dấu thành tựu công nghệ quan trọng đối với họ mà còn bắt đầu cuộc đua vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh, phá vỡ thế độc tôn của Mỹ. Trong 40 năm tiếp theo, Liên Xô đã tiến hành 456 vụ thử hạt nhân ở Semipalatinsk, bao gồm 116 lần trên mặt đất và 340 lần dưới lòng đất. Trong lịch sử, họ thử nghiệm một loạt loại vũ khí khác nhau ở khu vực, bao gồm bom phân hạch và bom nhiệt hạch.


Một trong những lý do Semipalatinsk được lựa chọn là vị trí tách biệt và dễ dàng phong tỏa dân cư. Tuy nhiên, khu vực này không hoàn toàn vắng bóng người. Có vài ngôi làng ở vùng lân cận và thành phố Semey cách đó 150 km có hơn một triệu dân. Những người này đối mặt với nguy cơ từ vật liệu phóng xạ trong không khí tạo bởi các vụ thử trên mặt đất, nhất là khi Liên Xô không cảnh báo cư dân xung quanh về hoạt động thử nghiệm.


Do đó, dân cư tiếp xúc với vật liệu phóng xạ độc hại thông qua cả hạt phóng xạ trong không khí lẫn tiêu hóa thực phẩm ô nhiễm. Từ cuối thập niên 1980, nhiều nghiên cứu xem xét tác động tiềm tàng từ quá trình tiếp xúc này đối với người dân trong vùng. Kết quả cho thấy nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính ở dân cư xung quanh tăng cao, bao gồm ung thư, bệnh tuyến giáp, rối loạn miễn dịch và dị tật bẩm sinh.


Chuyên gia y tế ở Bệnh xá số 4 tại Semipalatinsk cùng các nhà khoa học từ Viện Sinh lý học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Y tế Liên Xô đánh giá mức độ phơi nhiễm bức xạ vào năm 1958. Họ phát hiện 22% số người được khảo sát có triệu chứng liên quan đến bệnh mạn tính do phóng xạ. Tác động độc hại của phóng xạ không chỉ ảnh hưởng sức khỏe thể chất mà còn gây ra căng thẳng tâm lý cho người dân địa phương.


Liên Xô thực hiện vụ nổ hạt nhân cuối cùng tại Semipalatinsk vào năm 1989, và địa điểm này bị đóng cửa sau khi Liên Xô tan rã và Kazakhstan tuyên bố độc lập. Từ sau đó, nơi này trở thành biểu tượng quan trọng về mối nguy hiểm của công nghệ hạt nhân đối với sức khỏe và môi trường. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu về người dân sống trong khu vực nhằm hiểu rõ hơn tác động lâu dài của phóng xạ đối với cá nhân và thế hệ tương lai.


An Khang (Theo IFL Science)









Noi hung chiu nhieu vu thu bom hat nhan nhat the gioi


Bai thu hat nhan Semipalatinsk tung hung chiu 456 vu thu hat nhan duoi thoi Lien Xo voi nhieu tac dong con ton tai toi ngay nay.

Nơi hứng chịu nhiều vụ thử bom hạt nhân nhất thế giới

Bãi thử hạt nhân Semipalatinsk từng hứng chịu 456 vụ thử hạt nhân dưới thời Liên Xô với nhiều tác động còn tồn tại tới ngày nay.
Nơi hứng chịu nhiều vụ thử bom hạt nhân nhất thế giới
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: