Hệ thống CEO kép của Samsung bị đặt câu hỏi

Hoạt động của Samsung nhiều khả năng gặp gián đoạn trong ngắn hạn sau khi CEO Han Jong Hee đột ngột qua đời.


Sau sự ra đi đột ngột của Phó Chủ tịch kiêm CEO Han Jong Hee, những lo ngại xoay quanh khoảng trống lãnh đạo mà ông để lại trong mảng thiết bị điện tử và tiêu dùng của Samsung đã tăng lên.


Các chuyên gia trong ngành nhận định sự vắng mặt bất ngờ của một trong hai CEO Samsung chắc chắn gây ảnh hưởng, ít nhất trong ngắn hạn. Cùng lúc này, một số gợi ý chaebol lớn nhất Hàn Quốc nên cơ cấu lại hệ thống quản trị kép - trong đó, hai CEO phụ trách hai mảng kinh doanh riêng biệt - để giảm thiểu rủi ro tương lai.


Ông Han qua đời do ngưng tim, gây nên cú sốc và đau buồn trong ngành công nghệ Hàn Quốc. Samsung cho biết Phó Chủ tịch kiêm CEO Jun Young Hyun sẽ trở thành CEO duy nhất.


k1ke4wbq.png
Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Jun Young Hyun phát biểu tại đại hội cổ đông thường niên ngày 19/3. Ảnh: Samsung

Cố CEO Han đã dẫn dắt bộ phận Device eXperience (DX), giám sát mảng điện tử và tiêu dùng, bao gồm TV và smartphone. Trong khi đó, ông Jun lãnh đạo bộ phận Giải pháp thiết bị (DS), bao gồm mảng bán dẫn.


“Do ông Han là một trong hai CEO, khoảng trống lãnh đạo là không thể tránh khỏi. Song, tác động dường như sẽ hạn chế vì Samsung được cho là có kế hoạch dự phòng”, Park Joo Geun, người đứng đầu CEO Score nhận xét.


Oh Il Sun, Giám đốc Viện nghiên cứu CXO, cũng đồng tình. Ông lưu ý Samsung nhiều khả năng duy trì một danh sách các ứng cử viên CEO tiềm năng thông qua chương trình phát triển lãnh đạo nội bộ.


“Khi cố nhà sáng lập kiêm CEO Steve Jobs của Apple qua đời năm 2011, nhiều người tin rằng ông không thể thay thế. Dù vậy, Apple vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ dưới triều đại Tim Cook, người kế nhiệm ông”, ông Oh dẫn ví dụ. “Samsung có thể không tìm được ai có năng lực như ông Han nhưng là một công ty toàn cầu, họ nên có một sự thay thế phù hợp”.


Khởi nghiệp tại Samsung từ năm 1988 với vai trò kỹ sư, ông Han trải qua nhiều vị trí trước khi trở thành Phó Chủ tịch năm 2021. Ông được xướng tên CEO năm 2022 cùng với Kyung Kye Hyun, Giám đốc bộ phận DS khi đó.


Các nhà phân tích dự đoán sẽ có gián đoạn trong ngắn hạn, đặc biệt xét đến vai trò tích cực của ông Han trong việc đại diện cho Samsung và quan hệ với các đối tác quan trọng. Ông nổi tiếng với lịch trình công tác nước ngoài dày đặc và thường tham dự từ 3 đến 4 cuộc họp chỉ trong buổi tối.


Nỗ lực M&A của Samsung cũng sẽ tạm thời mất đà do ông Han là nhân vật chủ chốt. Trong cuộc họp đại hội cổ đông hồi tháng 3, ông nhấn mạnh cam kết của công ty trong việc theo đuổi các thương vụ M&A lớn để tìm kiếm động lực tăng trưởng mới.


Ông Oh khuyến nghị Samsung thay đổi hệ thống CEO kép bằng cách bổ nhiệm CEO cho từng mảng kinh doanh lớn như smartphone, TV, memory chip, đúc chip, đồng thời xướng tên một lãnh đạo cấp cao nhất giám sát toàn bộ quản trị. Đây là mô hình mà cố Chủ tịch Lee Kun Hee từng áp dụng khi còn sống.


Hiện tại, bộ phận DX gồm một số mảng như TV, đồ gia dụng, smartphone, thiết bị y tế. Bộ phận DS gồm memory chip, logic chip, đúc chip. Mỗi bộ phận lại được một giám đốc phụ trách và báo cáo trực tiếp cho CEO.


Theo ông Oh, do các mảng trải rộng, một lãnh đạo của bộ phận này có thể không hiểu rõ sự phức tạp của bộ phận khác. Vì vậy, đề xuất nói trên của ông có thể giảm rủi ro khoảng trống lãnh đạo.


Samsung vượt qua cuộc khủng hoảng lãnh đạo này như thế nào còn phụ thuộc vào Chủ tịch Lee Jae Yong. Ông Oh cho biết theo hệ thống chaebol của Hàn Quốc, các ông chủ tập đoàn thường xử lý 15% trách nhiệm quản trị thực tế, trong đó có ra các quyết định bổ nhiệm quan trọng.


(Theo Korea Herald, Yonhap)









He thong CEO kep cua Samsung bi dat cau hoi


Hoat dong cua Samsung nhieu kha nang gap gian doan trong ngan han sau khi CEO Han Jong Hee dot ngot qua doi.

Hệ thống CEO kép của Samsung bị đặt câu hỏi

Hoạt động của Samsung nhiều khả năng gặp gián đoạn trong ngắn hạn sau khi CEO Han Jong Hee đột ngột qua đời.
Hệ thống CEO kép của Samsung bị đặt câu hỏi
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: