Động vật thay đổi màu sắc sau cháy rừng

Một số động vật tại khu vực vừa xảy ra cháy rừng có màu da hoặc lông tối hơn bình thường với hiện tượng "nhiễm hắc tố do lửa".


Cháy rừng có thể tác động nghiêm trọng đến môi trường. Ở một số nơi trên thế giới, thảm họa này thường xuyên xảy ra. Một số loài vật đã thích nghi bằng cách thay đổi màu sắc và hiện tượng như vậy được gọi là "nhiễm hắc tố do lửa".


Màu sắc phù hợp nhất với một loài vật phụ thuộc vào môi trường sống của chúng. Khi môi trường xung quanh xanh tươi hoặc phủ đầy đất nâu, gỗ và lá, màu xanh nâu có thể hữu ích. Nhưng khi môi trường đó phủ đầy tro, động vật màu xanh nâu rất dễ bị chú ý.


Theo nghiên cứu, một số loài tiến hóa thần tốc để đáp ứng với sự thay đổi đột ngột của môi trường do cháy rừng. Một trong những loài đó là châu chấu Tetrix subulata, được đề cập trong nhiều nghiên cứu về nhiễm hắc tố do lửa.


Nghiên cứu trên tạp chí Evolution: International Journal of Organic Evolution năm 2011 chỉ ra, tần suất xuất hiện của châu chấu nhiễm hắc tố cao hơn đáng kể trong năm đầu tiên sau cháy rừng. Tần suất này giảm từ 50% xuống còn 30% sau 4 năm. Nhóm nghiên cứu cho rằng màu sắc tối hơn có thể giúp châu chấu ngụy trang tốt hơn trong những khu vực bị cháy rụi, phủ đầy lá cây cháy và tro. Dần dần, khi mặt đất phục hồi, hắc tố trở nên ít hữu ích hơn nên số lượng cá thể sẫm màu giảm đi.


Nghiên cứu thứ hai công bố năm 2012 đánh giá xem màu sắc tối hơn có thực sự là lợi thế khi trốn kẻ săn mồi hay không. Người tham gia nghiên cứu đóng vai trò làm kẻ săn mồi, tìm kiếm châu chấu trong những bức ảnh chụp nhiều môi trường khác nhau. Có vẻ như tiến hóa màu sắc tối hơn rất hữu ích vì chúng khó bị phát hiện hơn nhiều. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu kết luận rằng ngụy trang và săn mồi là những yếu tố quan trọng thúc đẩy tình trạng nhiễm hắc tố do lửa ở châu chấu nhỏ.


Hiện tượng nhiễm hắc tố thích nghi không phải chỉ xảy ra khi cháy rừng, nổi tiếng nhất là trường hợp của bướm bạch dương trong Cách mạng Công nghiệp, gọi là "nhiễm hắc tố công nghiệp". Tại Chornobyl, nơi xảy ra thảm họa hạt nhân 40 năm trước, các nhà khoa học cũng phát hiện một nhóm ếch chuyển màu từ xanh sang đen khá nhanh. Đây nhiều khả năng là một cách thích nghi, giúp bảo vệ chúng khỏi mức phóng xạ độc hại.


Loại tiến hóa nhanh này phổ biến hơn ở những loài động vật có tốc độ sinh sản nhanh. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, ngoài côn trùng và lưỡng cư, nhiễm hắc tố do lửa cũng xảy ra ở nhiều loài khác, bao gồm cả động vật có vú. Một trường hợp như vậy là sóc cáo miền đông. Nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí Frontiers in Ecology and Evolution phát hiện, những cá thể nhiễm hắc tố liên quan nhiều đến khu vực cháy rừng càn quét.


Hiện tượng nhiễm hắc tố cũng có thể xảy ra ngẫu nhiên ở thế giới hoang dã. Ví dụ, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Bỉ Yves Adams bắt gặp chim cánh cụt vua đen tuyền trong chuyến thám hiểm vịnh Saint Andrews trên đảo Nam Georgia, Đại Tây Dương năm ngoái. Màu sắc đặc biệt này có thể khiến con vật khó ngụy trang hơn.


Thu Thảo (Theo IFL Science)









Dong vat thay doi mau sac sau chay rung


Mot so dong vat tai khu vuc vua xay ra chay rung co mau da hoac long toi hon binh thuong voi hien tuong "nhiem hac to do lua".

Động vật thay đổi màu sắc sau cháy rừng

Một số động vật tại khu vực vừa xảy ra cháy rừng có màu da hoặc lông tối hơn bình thường với hiện tượng "nhiễm hắc tố do lửa".
Động vật thay đổi màu sắc sau cháy rừng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: