Quảng Ngãi: Chuyển đổi số ở các huyện miền núi, động lực cho phát triển bền vững

Tỉnh ủy Quảng Ngãi ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm tạo bước đột phá về phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.


Đồng thời, xây dựng tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung và đến năm 2030, trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.


Tỉnh Quảng Ngãi cũng tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm giúp bà con được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá các sản phẩm địa phương với nguồn lực đầu tư từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia 1719.


Đơn cử như huyện Sơn Tây, huyện đã tập trung thực hiện cải cách hành chính đồng bộ trên các lĩnh vực. Trong đó, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin và mạng lưới viễn thông từ huyện đến xã.


anhhhhh.jpg
Tỉnh Quảng Ngãi tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh: Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi

Việc hiện đại hóa bộ phận một cửa đã góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính. Năm 2023, huyện Sơn Tây xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính của tỉnh và đứng đầu các huyện miền núi. Trong 10 tháng năm 2024, huyện tiếp nhận 5.254 hồ sơ và đa phần các hồ sơ được giải quyết trước hạn và đúng hạn; tỷ lệ số hóa hồ sơ khi tiếp nhận và số hóa kết quả giải quyết đạt gần 100%.


Xã Sơn Tân có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Ca Dong. Để tạo thuận tiện cho người dân trong việc giải quyết thủ tục hành chính, UBND xã chỉ đạo bộ phận một cửa tích cực hỗ trợ người dân nộp hồ sơ trực tuyến.


Năm 2023, xã đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính của huyện Sơn Tây. Xã luôn tạo điều kiện để cán bộ, công chức học tập, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin nhằm theo kịp tiến trình chuyển đổi số.


Đồng thời, thành lập tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn để hỗ trợ người dân thực hiện các dịch vụ hành chính công, thanh toán không dùng tiền mặt; thành lập các nhóm Zalo ở từng lĩnh vực để chủ động, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành. Các văn bản chỉ đạo đột xuất đều được gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc nhắn tin qua Zalo để cán bộ, công chức xã và cơ sở kịp thời nắm bắt, triển khai thực hiện.


Cũng giống như huyện Sơn Tây, huyện Ba Tơ đã và đang đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên các lĩnh vực, đưa các tiện ích của chuyển đổi số đến với người dân, doanh nghiệp, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền. Trong đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương của huyện đã chủ động, tích cực ứng dụng dữ liệu số trong quản lý và điều hành. Việc sử dụng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính được chú trọng.


Hiện nay, hệ thống quản lý văn bản và điều hành dùng chung được triển khai đồng bộ, liên thông văn bản điện tử giữa cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn huyện với tỉnh; tỷ lệ xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng cấp huyện đạt 90%, cấp xã đạt 80%. Trên 95% văn bản được ký số khi phát hành văn bản điện tử. Điều này góp phần đảm bảo thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền được tốt hơn.


Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện Ba Tơ, đến nay, tỷ lệ hồ sơ phát sinh dịch vụ công trực tuyến một phần đạt 100% và toàn trình đạt 99,6%; tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến trên toàn huyện đạt hơn 94%, đứng vị trí thứ 4/13 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết đúng và trước hạn tại bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã đạt 97%. Hiện nay, 100% cơ quan nhà nước cấp huyện và cấp xã đều triển khai chữ ký số liên thông 4 cấp.


Hiện nay, phần lớn người dân có tài khoản định danh điện tử mức độ 2; hầu hết người dân khám, chữa bệnh BHYT có sử dụng căn cước công dân gắn chíp hoặc VNeID. Xã cũng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các hộ kinh doanh bán lẻ trên địa bàn xã ứng dụng các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt như: Viettel Pay, VNPT Money, Agribank Banking, Zalo Pay...


Ở huyện đảo Lý Sơn, từ đầu năm 2022, tỉnh Quảng Ngãi tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh chuyển đổi số tại thôn Bắc An Bình - nơi có 150 hộ dân với khoảng 550 nhân khẩu. Tổ công nghệ số cộng đồng thôn đã phát huy mạnh mẽ vai trò, thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà, gặp từng người”, tuyên truyền để người dân quen dần với các khái niệm về chuyển đổi số.


Đến nay, nhiều người dân Bắc An Bình đã sử dụng thành thạo điện thoại thông minh quét mã QR để thanh toán tiền hàng; đăng ký sử dụng bảo hiểm xã hội số và thực hiện nhiều thủ tục hành chính khác.


Với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các huyện miền núi đang từng bước tháo gỡ khó khăn, thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền và mang đến nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp nhờ công nghệ số.


Diệu Bình









Quang Ngai: Chuyen doi so o cac huyen mien nui, dong luc cho phat trien ben vung


Tinh uy Quang Ngai ban hanh Nghi quyet ve chuyen doi so den nam 2025, dinh huong den nam 2030 nham tao buoc dot pha ve phat trien chinh quyen dien tu, huong den chinh quyen so, kinh te so, xa hoi so, nang cao chat luong cuoc song cua nguoi dan.

Quảng Ngãi: Chuyển đổi số ở các huyện miền núi, động lực cho phát triển bền vững

Tỉnh ủy Quảng Ngãi ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm tạo bước đột phá về phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Quảng Ngãi: Chuyển đổi số ở các huyện miền núi, động lực cho phát triển bền vững
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: