Cá sấu già nhất thế giới tròn 124 tuổi

Henry, cá sấu già nhất từng được biết đến trên thế giới, kỷ niệm sinh nhật lần thứ 124 ở Trung tâm bảo tồn Crocworld tại Nam Phi hôm 16/12.


Con cá sấu sông Nile (Crocodylus niloticus) sống ở Trung tâm bảo tồn Crocworld từ năm 1985. Ban đầu, nó bị bắt ở vùng châu thổ Okavango, Botswana năm 1903. Là cư dân lớn tuổi khỏe mạnh ở trung tâm, Henry đã trở thành cha của hơn 10.000 con non với nhiều bạn tình từ khi tới đây gần 40 năm trước. Dù các chuyên gia không rõ ngày sinh chính xác của nó, đại diện của Crocworld ước tính nó chào đời vào khoảng năm 1900 và kỷ niệm sinh nhật vào ngày 16/12 hàng năm. "Rõ ràng Henry rất già", Steven Austad, nhà sinh vật học nghiên cứu tuổi động vật ở Đại học Alabama, cho biết. "Chúng tôi không thực sự rõ nó 100 hay 130 tuổi".


Các loài bò sát nổi tiếng với tuổi thọ ấn tượng. Thông thường, một căn cứ để tính tuổi thọ động vật là xem xét kích thước của chúng. Động vật nhỏ hơn thường sống ngắn hơn bởi chúng có tỷ lệ trao đổi chất cao hơn, tiêu hao nhiều năng lượng hơn và kết quả là lão hóa nhanh hơn. Nhưng ngay cả khi so sánh với động vật khác cùng kích thước, bò sát cũng sống lâu hơn nhiều. Austad cho biết máu lạnh cho phép chúng bảo tồn năng lượng bằng cách dựa vào nguồn nhiệt bên ngoài để điều phối thân nhiệt. "Một con cá sấu cùng kích thước với con người chỉ cần ăn khoảng 4% lượng thức ăn so với động vật có vú như chúng ta", Austad nói.


Giống như một số loài bò sát khác, cá sấu tiếp tục phát triển khi già đi. Henry nặng 700 kg và dài 5 m, thuộc hàng lớn ở loài của nó. Kích thước khổng lồ giúp chúng giữ an toàn trước động vật ăn thịt tiềm năng ở tuổi già. Cuộc sống trong môi trường nuôi nhốt cũng giúp Henry sống thọ do nó được cho ăn đầy đủ và an toàn trước tai nạn và dịch bệnh. So với nhiều động vật có xương sống, bò sát cũng không có dấu hiệu sụt giảm đáng chú ý về khả năng sinh lý khi già đi.


Một số đặc điểm sinh học cũng góp phần vào tuổi thọ của Henry. Protein trong máu của cá sấu sông Nile có thể có đặc tính kháng khuẩn, giúp chúng chống bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh. Tương tự, vài nhà khoa học cho rằng hệ vi sinh vật đường ruột của chúng có thể dẫn tới hệ miễn dịch khỏe mạnh.


Nghiên cứu quá trình lão hóa của cá sấu như Henry có thể khó khăn do các nhà nghiên cứu cần phải bắt chúng từ khi còn nhỏ, đeo thẻ và theo dõi chúng trong suốt cuộc đời. Do vậy, nhiều giả thuyết xoay quanh bí quyết sống lâu của chúng mang tính suy đoán, theo Austad.


An Khang (Theo Live Science)









Ca sau gia nhat the gioi tron 124 tuoi


Henry, ca sau gia nhat tung duoc biet den tren the gioi, ky niem sinh nhat lan thu 124 o Trung tam bao ton Crocworld tai Nam Phi hom 16/12.

Cá sấu già nhất thế giới tròn 124 tuổi

Henry, cá sấu già nhất từng được biết đến trên thế giới, kỷ niệm sinh nhật lần thứ 124 ở Trung tâm bảo tồn Crocworld tại Nam Phi hôm 16/12.
Cá sấu già nhất thế giới tròn 124 tuổi
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: