Thừa Thiên Huế: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản qua nền tảng số

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã xác định công tác chuyển đổi số là nhiệm vụ xuyên suốt để phát huy các giá trị di sản hiện có mà Trung tâm đang thực hiện quản lý.


Thừa Thiên Huế - Một điểm đến với 8 di sản Thế giới và khoảng 1.000 di tích lịch sử, văn hoá. Là đơn vị có nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản triều Nguyễn và cảnh quan môi trường gắn liền với quần thể di tích, những năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã xác định công tác chuyển đổi số là nhiệm vụ xuyên suốt để phát huy các giá trị di sản hiện có mà Trung tâm đang thực hiện quản lý. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đưa chuyển đổi số, số hóa dữ liệu các lĩnh vực đã và đang được thực hiện tại đơn vị và bước đầu đã gặt hái được những kết quả nhất định.


Năm 2023, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên Huế, Hội Tin học Việt Nam mời các chuyên gia từ Google về công nghệ mới như: NFT, Blockchain, Web 3 và kết nối thực - số giới thiệu công nghệ và tìm hiểu công tác số hoá của Bảo tàng cung đình Huế. Đồng thời, kết nối thử nghiệm lên không gian thực - số một số hiện vật quý của Cung đình Huế.


Ngày 5/10/2024, Hội Truyền thông số Việt Nam và Tạp chí điện tử VietTimes tổ chức Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards) năm 2024. Đây là giải thưởng thường niên, được Bộ Thông tin và Truyền thông bảo trợ, nhằm tôn vinh những tập thể, cá nhân đã góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia.


Với “Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế”, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế được vinh danh tại giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024. Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, thay đổi cách thức tiếp cận của người dân và du khách đối với di sản.


Thông qua việc truy cập các ứng dụng, thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh, người dân, du khách dễ dàng tìm hiểu thông tin, tiếp cận hình ảnh, tư liệu, lịch trình tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế…


Khi đến Đại Nội Huế, du khách còn có cơ hội trải nghiệm thực tế ảo XR được phát triển trên nền tảng thực tế ảo VR, du hành vượt thời gian "Đi tìm Hoàng cung đã mất", do Trung tâm triển khai.


anh 1.jpg
Ảnh: Diệu Bình

Dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR là hình thức thực tế ảo mở rộng, dùng kính Nreal Glass (XR) giúp du khách nhận biết các vật thể tại các vị trí cụ thể trong quá trình tham quan Đại Nội Huế được tạo nên dựa trên nền tảng máy chủ ảo cá nhân (VPS).


Nhờ đó, khi đến với Đại Nội Huế, chỉ cần đến 1 điểm, du khách vẫn có thể tham quan nhiều di tích trong quần thể di tích Cố đô Huế như các đền đài, lăng tẩm, các cung vua phủ chúa... triều Nguyễn, thậm chí là cả một số công trình đã không còn nguyên vẹn.


Tính hấp dẫn và mới lạ của loại hình dịch vụ này là tạo ra một thế giới hiện thực ảo và tái hiện một cách đầy đủ, rõ nét, sinh động hình ảnh của các công trình di tích cũng như những câu chuyện văn hóa, lịch sử thú vị của Hoàng cung Huế đến với du khách. Đồng thời, tạo cảm xúc cho du khách bằng cách tái hiện công trình di tích đã mất bằng VR.


Với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, Khu di sản Hoàng cung Huế là đơn vị thứ 3 trên thế giới được thử nghiệm công nghệ hiện đại này. Trải nghiệm thực tế ảo XR giúp du khách có thể ngắm toàn cảnh Hoàng thành Huế xưa mở rộng trước tầm mắt, tự do đi lại trải nghiệm khắp Hoàng cung thông qua không gian ảo máy chạy bộ tại chỗ (Treadmills) và trải nghiệm các loại hình du lịch văn hóa giữa hiện đại và quá khứ ngay trong cung điện (các hình thức trải nghiệm xưa ở trong Hoàng thất, nghi thức liên quan đến âm nhạc, ca múa cung đình…).


Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Trung tâm muốn đưa ra những nội dung mới, ứng dụng những công nghệ mới để phát huy hơn nữa tất cả những giá trị của di sản và chuyển hóa thành những giá trị kinh tế. Tất cả phục vụ cho sự phát triển chung, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.


Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục chuẩn hóa, số hóa 3D Cung đình Huế và đưa tất cả vào môi trường kết nối thực - số, được định danh. Bước tiếp theo là đưa tất cả lên không gian mạng rộng rãi để mọi người có thể tiếp cận và xây dựng mô hình bảo tàng số. Đây là bảo tàng để mọi người dân Việt Nam và toàn thế giới có thể tiếp cận với di sản, di tích Cố đô Huế bất cứ ở đâu, không gian và thời gian nào.


Diệu Bình









Thua Thien Hue: Bao ton, phat huy gia tri di san qua nen tang so


Trung tam Bao ton Di tich Co do Hue da xac dinh cong tac chuyen doi so la nhiem vu xuyen suot de phat huy cac gia tri di san hien co ma Trung tam dang thuc hien quan ly.

Thừa Thiên Huế: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản qua nền tảng số

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã xác định công tác chuyển đổi số là nhiệm vụ xuyên suốt để phát huy các giá trị di sản hiện có mà Trung tâm đang thực hiện quản lý.
Thừa Thiên Huế: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản qua nền tảng số
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: