Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu, nhưng tại sao không dám xâm lược Ấn Độ?

Thành Cát Tư Hãn, vị anh hùng Mông Cổ lừng danh, đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu trong thế kỷ 13, tạo nên một đế chế rộng lớn chưa từng có. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ là vó ngựa Mông Cổ lại không bao giờ đặt chân đến Ấn Độ.


Trong thời gian trị vì của mình, Thành Cát Tư Hãn đã phát động nhiều cuộc chiến tranh và chinh phục được nhiều vùng đất rất rộng lớn, ông đã thành lập một đế chế nổi tiếng trải dài khắp châu Âu và châu Á. Mặc dù đế chế này rất rộng lớn nhưng có một điều khó hiểu là kỵ binh Mông Cổ đã chiến đấu ở hầu hết lục địa Á-Âu nhưng họ lại không xâm chiếm đất nước Ấn Độ. Tại sao lại như vậy?


Theo ghi chép của sử gia Gia Luật Sở Tài trong "Nguyên Sử", Thành Cát Tư Hãn đã từ bỏ ý định xâm lược Ấn Độ vì gặp phải một con quái vật kỳ bí tên là "Lộc Đoan" khi quân đội của ông tiến đến sông Ấn.


Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu, nhưng tại sao không dám xâm lược Ấn Độ?- Ảnh 1.

Theo một số ghi chép, Thành Cát Tư Hãn tin rằng ông nhìn thấy một điềm báo xấu khi tiến đến biên giới Ấn Độ, khiến ông từ bỏ ý định xâm lược.


Khi đối mặt với dòng sông bốc hơi nước mù mịt và cái nóng oi ả, quân lính Mông Cổ vốn quen sống ở vùng thảo nguyên khô hanh trở nên kiệt sức và hoang mang. Lúc này, một con quái vật khổng lồ xuất hiện bên bờ sông, Thành Cát Tư Hãn sau đó ra lệnh cho quân lính của mình chuẩn bị cung tên để giết con quái vật này. Đột nhiên, họ nghe thấy tiếng quái vật phát ra, giống hệt giọng nói của con người, như thể có bốn chữ "Nhữ Chúa Tảo Hoàn".


Gia Luật Sở Tài ngay lập tức ngăn chặn các cung thủ và nhân cơ hội nói với Thành Cát Tư Hãn rằng con quái vật này tên là Lộc Đoan và được trời phái đến để cảnh báo Thành Cát Tư Hãn phải tuân theo mệnh trời mà sớm rút lui. Thành Cát Tư Hãn sau đó đã bàn bạc với các tướng lĩnh của mình rồi quyết định rút lui mà không tiến đánh vào Ấn Độ nữa.


Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu, nhưng tại sao không dám xâm lược Ấn Độ?- Ảnh 2.

Khí hậu nóng ẩm và địa hình gồ ghề của Ấn Độ cũng là những thách thức lớn cho quân đội Mông Cổ. Kỵ binh Mông Cổ vốn quen chiến đấu trên thảo nguyên rộng lớn, nơi họ có thể di chuyển linh hoạt và phát huy sức mạnh tốc độ. Tuy nhiên, địa hình đồi núi và rừng rậm ở Ấn Độ khiến cho kỵ binh Mông Cổ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển và tác chiến.


Một số người còn cho rằng nguyên nhân chính là do người Mông Cổ sống ở cao nguyên Mông Cổ và vùng khô lạnh nên rất sợ môi trường nóng ẩm, không chịu được nhiệt độ cao. Điều này đã được thể hiện rõ nét trong các chiến dịch đánh chiếm Nam Á và Đông Nam Á. Vì vậy, một số người suy đoán rằng nguyên nhân thực sự khiến Thành Cát Tư Hãn không xâm lược Ấn Độ cũng có thể là do kỵ binh Mông Cổ không thích nghi được với khí hậu và môi trường địa lý của Ấn Độ.


Theo ghi chép, lúc đó đang là giữa mùa hè, cái nóng oi bức khiến quân Mông Cổ chỉ hành quân được vài dặm đã cảm thấy khó thở, kiệt sức, đổ mồ hôi đầm đìa, nhiều binh sĩ không thể hành quân và chiến đấu do say nắng. Trong khi đó, những người lính Ấn Độ đã quen với khí hậu này. Do hạn chế về môi trường, binh lính Mông Cổ hoàn toàn mất đi lợi thế ở đây. Họ không còn động lực và hiệu quả chiến đấu để càn quét qua những đồng cỏ cao nguyên ở Ấn Độ.


Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu, nhưng tại sao không dám xâm lược Ấn Độ?- Ảnh 3.

Trong văn hóa, tôn giáo họ, voi rất được coi trọng, Ấn Độ giáo tôn thờ một vị thần với hình tượng mình người, đầu voi là thần Ganesha biểu trưng cho tài trí, hạnh phúc và thành công. Các đội tượng binh được tuyển chọn từ những con voi rừng hung dữ lại được người Ấn thuần phục


Bên cạnh yếu tố tâm linh và môi trường, nhiều nhà sử học còn cho rằng, nguyên nhân chính khiến Thành Cát Tư Hãn dừng bước là do voi chiến Ấn Độ. Ở Ấn Độ có rất nhiều voi, không chỉ được sử dụng cho công việc cần sức kéo mà người ta còn tổ chức huấn luyện voi thành "binh lính" để hỗ trợ trong các cuộc chiến tranh. Đối với người Ấn Độ, loài vật này là biểu tượng của sức mạnh, trí tuệ và lòng tốt. Sau khi được huấn luyện, voi có thể dễ dàng trở thành bạn tốt của con người. Trên chiến trường, voi thường chiếm thế chủ động trên chiến trường nhờ chiều cao, kích thước và sức mạnh.


Những con voi chiến cao lớn có thể cao tới hàng mét, điều này cho phép binh linh từ tháp trên lưng chúng bắn tên và ném giáo vào kẻ thù từ vị trí trên cao. Trong số rất nhiều loài động vật, voi là loài cực kỳ mạnh mẽ và có thể thuần hóa được, nếu dàn trận trên chiến trường thì chúng sẽ gần như bất khả chiến bại. Đối với kỵ binh Mông Cổ vốn chiến đấu trên lưng ngựa, voi chiến là kẻ thù vô cùng nguy hiểm.


Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu, nhưng tại sao không dám xâm lược Ấn Độ?- Ảnh 4.

Voi chiến là một vũ khí lợi hại của quân đội Ấn Độ thời bấy giờ. Sức mạnh và sự hung dữ của voi chiến có thể gây ra mối đe dọa lớn cho kỵ binh Mông Cổ, vốn quen chiến đấu trên chiến trường rộng mở.


Có thể thấy, việc Thành Cát Tư Hãn không xâm lược Ấn Độ là do nhiều yếu tố kết hợp, bao gồm yếu tố tâm linh, sức mạnh quân sự của Ấn Độ, và điều kiện địa lý, khí hậu không thuận lợi. Dù không chinh phục được Ấn Độ, Thành Cát Tư Hãn vẫn để lại di sản to lớn, là một trong những nhà chinh phục vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.




Lấy link







Thanh Cat Tu Han da chinh phuc phan lon luc dia A-Au, nhung tai sao khong dam xam luoc An Do?


Thanh Cat Tu Han, vi anh hung Mong Co lung danh, da chinh phuc phan lon luc dia A-Au trong the ky 13, tao nen mot de che rong lon chua tung co. Tuy nhien, co mot dieu ky la la vo ngua Mong Co lai khong bao gio dat chan den An Do.

Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu, nhưng tại sao không dám xâm lược Ấn Độ?

Thành Cát Tư Hãn, vị anh hùng Mông Cổ lừng danh, đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu trong thế kỷ 13, tạo nên một đế chế rộng lớn chưa từng có. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ là vó ngựa Mông Cổ lại không bao giờ đặt chân đến Ấn Độ.
Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu, nhưng tại sao không dám xâm lược Ấn Độ?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: