Trung Quốc đã lắp 3,5 triệu trạm gốc phục vụ thuê bao 5G

Tính đến cuối tháng 2, Trung Quốc đã lắp đặt 3,5 triệu trạm gốc 5G, chiếm 30% tất cả trạm gốc di động trên toàn quốc, phục vụ 851 triệu thuê bao 5G.


Theo dữ liệu vừa được Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc công bố hồi đầu tuần, tính đến cuối tháng 2, nước này đã lắp đặt 3,5 triệu trạm gốc di động. Trung Quốc hiện có 851 triệu thuê bao 5G, chiếm gần nửa số người dùng di động nội địa.


82szzz3m.png
Trung Quốc ráo riết mở rộng mạng 5G trong những năm gần đây. Ảnh: Shutterstock

Tổng số vốn đầu tư của ba nhà mạng trong nước – China Mobile, China Telecom, China Unicom – và liên doanh China Tower năm 2023 đạt tổng cộng 385 tỷ NDT (53,3 tỷ USD), tăng 2% so với năm trước đó. Tuy nhiên, kế hoạch năm 2024 của họ lại giảm 5%, dự kiến 366 tỷ NDT. Lý do là đầu tư cho 5G đã đạt đỉnh.


China Telecom cho biết tổng vốn đầu tư năm ngoái là 98,8 tỷ NDT, tăng 7% nhưng dự báo năm nay giảm 3% xuống 96 tỷ NDT. Chủ tịch kiêm CEO Ke Ruiwen chia sẻ với báo giới nguyên nhân chủ yếu là thay đổi cấu trúc. Với China Telecom, tỷ lệ đầu tư dành cho mạng di động, phần lớn là 5G, nhỏ hơn so với chi phí “số hóa ngành” vào năm 2023. Ông dự đoán vốn đầu tư sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới trừ khi có gì đó với quy mô lớn như 5G hay 6G.


China Mobile, nhà mạng lớn nhất tính theo lượng thuê bao, tiết lộ số tiền đầu tư đạt đỉnh năm 2023. Chủ tịch Yang Jie liên tục nhắc lại thời kỳ cao điểm đầu tư cho 5G là năm 2020 đến 2022, cũng như sẽ giảm đều trong các năm sau. Tuy nhiên, ngoại lệ là các khoản liên quan đến nâng cao năng lực điện toán nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây. Đầu tư trong lĩnh vực này có thể tăng hơn 20% trong năm 2024 lên 47,5 tỷ NDT. Nó vẫn thấp hơn khoản đầu tư dự kiến cho 5G – 69 tỷ NDT.


Chủ tịch Chen Zhongyue của China Unicom – nhà mạng nhỏ nhất trong bộ ba – cũng có cùng quan điểm khi chia sẻ đầu tư cho năng lực điện toán để hỗ trợ các lĩnh vực mới như AI sẽ tiếp tục tăng nhưng tổng vốn có xu hướng sụt giảm trừ khi có cơ hội chiến lược đáng kể xuất hiện. China Unicom đã hợp tác với China Telecom trong thời gian qua để “cùng nhau xây dựng, cùng nhau chia sẻ” đầu tư cho 5G. Nhờ vậy, cả hai tiết kiệm được 340 tỷ NDT chi phí vốn cho đến nay, giúp cắt giảm chi phí vận hành khoảng 39 tỷ NDT mỗi năm.


Chủ tịch Yang của China Mobile dự đoán việc chuyển lên 6G sẽ xảy ra vào khoảng năm 2030. Khi đó, chi phí đầu tư có thể tương đối hợp lý vì đạt được các tiến bộ công nghệ. Thực tế, chi phí đầu tư cho 5G tại Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2023 nhưng vẫn thấp hơn so với chi phí đầu tư cho 4G năm 2015 (440 tỷ NDT).


Hiệp hội GSM (GSMA) cũng vừa công bố báo cáo Kinh tế di động Trung Quốc 2024. Theo đó, thị trường 5G đang nở rộ có thể đóng góp gần 260 tỷ USD cho GDP Trung Quốc năm 2030. Kết nối 5G của nước này cũng chiếm gần 1/3 tổng kết nối 5G toàn cầu trong cùng kỳ.


Năm 2023, ngành di động đóng góp 5,5% GDP Trung Quốc. Viễn thông là ngành công nghiệp trụ cột củng cố hệ sinh thái số đang phát triển nhanh chóng của đất nước. Báo cáo của GSMA chỉ ra ngành di động đã tạo ra gần 8 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp.


GSMA đánh giá tốc độ ứng dụng 5G ở Trung Quốc nhanh hơn so với dự kiến vì tốc độ triển khai mạng lưới và hệ sinh thái thiết bị chín muồi.


(Theo SCMP, Nikkei)









Trung Quoc da lap 3,5 trieu tram goc phuc vu thue bao 5G


Tinh den cuoi thang 2, Trung Quoc da lap dat 3,5 trieu tram goc 5G, chiem 30% tat ca tram goc di dong tren toan quoc, phuc vu 851 trieu thue bao 5G.

Trung Quốc đã lắp 3,5 triệu trạm gốc phục vụ thuê bao 5G

Tính đến cuối tháng 2, Trung Quốc đã lắp đặt 3,5 triệu trạm gốc 5G, chiếm 30% tất cả trạm gốc di động trên toàn quốc, phục vụ 851 triệu thuê bao 5G.
Trung Quốc đã lắp 3,5 triệu trạm gốc phục vụ thuê bao 5G
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: