Hồi sinh vi sinh vật 100 triệu năm tuổi dưới đáy biển

Nhật Bản - Các nhà khoa học đánh thức thành công những vi sinh vật trong trầm tích cổ đại, thúc đẩy chúng phát triển và nhân lên trong phòng thí nghiệm.


Trong nghiên cứu mới công bố hôm 28/7 trên tạp chí Nature Communications, một nhóm nghiên cứu đến từ Nhật Bản phát hiện nếu cung cấp thức ăn phù hợp ở điều kiện, vi sinh vật 100 triệu năm tuổi thu thập từ trầm tích có thể hồi sinh và nhân lên, ngay cả khi bất hoạt từ thời những loài khủng long lớn còn lang thang trên Trái Đất.Nhóm nghiên cứu đến từ Cơ quan Khoa học và Công nghệ Trái Đất - Đại dương Nhật Bản (JAMSTEC), Trường Hải dương học URI, Viện Khoa học và Công nghệ Công nghiệp Cao cấp, Đại học Kochi và tổ chức Marine Works Japan, lấy mẫu trầm tích cổ đại cách đây hàng chục năm trong chuyến thám hiểm dòng hải lưu xoay chiều South Pacific Gyre, nơi có ít dưỡng chất nhất để cung cấp cho mạng lưới thức ăn ở biển."Băn khoăn chính của chúng tôi là liệu sự sống có thể tồn tại ở môi trường hạn chế về dưỡng chất không hay đây là vùng không có sự sống", trưởng nhóm nghiên cứu Yuki Morono, nhà khoa học ở JAMSTEC, cho biết. "Và chúng tôi muốn biết các vi sinh vật có thể duy trì sự sống bao lâu trong điều kiện gần như không có thức ăn".Ở đáy biển, có nhiều lớp trầm tích, bao gồm tuyết biển (mảnh vụn hữu cơ rơi xuống từ mặt biển), bụi và các hạt do gió và dòng hải lưu đưa đến. Những dạng sống nhỏ như vi sinh vật có thể bị giữ trong trầm tích.Trên tàu nghiên cứu JOIDES Resolution, Morono và cộng sự khoan nhiều lõi trầm tích ở độ sâu 100 m dưới đáy biển và cách mặt biển gần 6.000 m. Nhóm nghiên cứu phát hiện oxy tồn tại ở mọi lõi, hé lộ nếu trầm tích tích tụ chậm rãi trên đáy biển ở tốc độ 1 - 2 mét sau một triệu năm, oxy sẽ xâm nhập xuyên qua đáy biển. Điều kiện này cho phép những tổ chức vi sinh vật ưa khí tồn tại hàng triệu năm.Sau khi tinh chỉnh quy trình thí nghiệm, nhóm nghiên cứu ấp mẫu vật để vi sinh vật phát triển. Kết quả cho thấy vi sinh vật trong trầm tích sống sót sau thời gian dài không hoạt động, tiếp tục phát triển và nhân lên. Phát hiện khiến Morono vô cùng kinh ngạc. "Lúc đầu tôi vẫn còn hoài nghi, nhưng sau đó chúng tôi nhận thấy 99,1% vi khuẩn ở trầm tích lắng đọng cách đây 101,5 triệu năm vẫn còn sống và sẵn sàng ăn", Morono nói.Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể áp dụng phương pháp tương tự để trả lời những câu hỏi khác về quá khứ địa chất. Theo Morono, cuộc sống của vi khuẩn ở dưới đáy biển diễn ra rất chậm so với vi khuẩn ở trên mặt nước, do đó tốc độ tiến hóa của chúng cũng chậm hơn. "Chúng tôi muốn tìm hiểu những loài vi sinh vật cổ đại này tiến hóa như thế nào. Nghiên cứu cũng chỉ ra vùng bên dưới đáy biển là nơi hoàn hảo để khám phá giới hạn của sự sống trên Trái Đất", Morono chia sẻ.An Khang (Theo Phys.org)







Hoi sinh vi sinh vat 100 trieu nam tuoi duoi day bien


Nhat Ban - Cac nha khoa hoc danh thuc thanh cong nhung vi sinh vat trong tram tich co dai, thuc day chung phat trien va nhan len trong phong thi nghiem.

Hồi sinh vi sinh vật 100 triệu năm tuổi dưới đáy biển

Nhật Bản - Các nhà khoa học đánh thức thành công những vi sinh vật trong trầm tích cổ đại, thúc đẩy chúng phát triển và nhân lên trong phòng thí nghiệm.
Hồi sinh vi sinh vật 100 triệu năm tuổi dưới đáy biển
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: