Nhu cầu của khu vực càng thêm “nóng” khi kể từ năm 2019, chính phủ Singapore ban hành lệnh cấm xây dựng mới các trung tâm dữ liệu tại quốc đảo này, nhằm tìm cách quản lý sự tăng trưởng của ngành và hạn chế lượng khí thải.
Nhà mạng lớn nhất Đông Nam Á Singtel đồng ý bán 20% cổ phần tại mảng kinh doanh trung tâm dữ liệu cho gã khổng lồ đầu tư KKR (Mỹ), thu về 1,1 tỷ SGD (tương đương 807 triệu USD).
Thoả thuận này đưa giá trị vốn hoá bộ phận trung tâm dữ liệu của công ty viễn thông này lên 5,5 tỷ SGD. Đây cũng là khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của KKR vào hạ tầng dữ liệu nói riêng, cơ sở hạ tầng nói chung, tại khu vực Đông Nam Á. Quỹ đầu tư trụ sở New York sẽ có tuỳ chọn nâng cổ phần lên 25% vào năm 2027.
Trong khi đó, Singtel cho biết sẽ sử dụng nguồn tài chính được tiếp cận để mở rộng hoạt động kinh doanh trung tâm dữ liệu trên toàn khu vực, bao gồm Singapore, Indonesia và Thái Lan, song song với “khám phá” những thị trường mới, chẳng hạn như Malaysia.
“Khoản đầu tư của KKR cho thấy giá trị tiềm ẩn bộ phận trung tâm dữ liệu của chúng tôi. Công ty hi vọng điều này sẽ mang lại giá trị cho các cổ đông trong những tháng tới”, giám đốc tài chính Singtel, Arthur Lang, cho biết.
Đông Nam Á đang là điểm nóng đầu tư cơ sở hạ tầng do nhu cầu vốn tư nhân trong phát triển và nâng cấp hạ tầng viễn thông, giao thông, dịch vụ tiện ích cũng như các cơ sở hạ tầng khác. Năm ngoái, KKR huy động thành công hơn 4 tỷ USD cho quỹ hạ tầng châu Á, vượt mốc 3,9 tỷ USD của quỹ châu Á - Thái Bình Dương mà họ thành lập trước đó vào năm 2021.
Danh mục đầu tư của KKR tại khu vực bao gồm Pinnacle Towers, công ty tháp viễn thông hàng đầu Philippines, và Aster Renewable Energy, nền tảng vận hành các dự án lưu trữ năng lượng mặt trời, gió và điện năng.
“Sự trưởng thành” của thị trường khu vực
Singtel và KKR cho biết họ ước tính thị trường trung tâm dữ liệu Đông Nam Á sẽ tăng 17% trong 5 năm tới, thu hút từ 9 đến 13 tỷ USD đầu tư trong cùng giai đoạn.
Nhà mạng của Singapore có hơn 770 triệu khách hàng di động tại 21 quốc gia, gồm Singapore, Australia, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan và châu Phi. Công ty này đang tìm cách huy động vốn từ việc bán cổ phần để có kinh phí triển khai phát hành 5G.
Tháng 9/2022, Singtel cũng đã bán 3,3% cổ phần tại nhà mạng Airtel ở Ấn Độ cho Bharti Telecom với giá hơn 2,25 tỷ SGD.
Chris Street, CEO trung tâm dữ liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của JLL, lý giải nhu cầu tăng lên khi doanh nghiệp trong khu vực chuyển đổi số, đưa phần lớn công việc lên đám mây. Trong khi đó, nhiều nhà khai thác đám mây công cộng hợp tác với khu vực công để cung cấp dịch vụ số cho người dân.
“Đó là một phần trong quá trình trưởng thành của dịch vụ số phục vụ người dân. Ngoài ra, sau khi trải qua Covid-19, tầm quan trọng của các dịch vụ kỹ thuật số ngày càng được nâng lên”, Street nói.
Trong khi đó, James Chern, đối tác quản lý và giám đốc đầu tư của quỹ cơ sở hạ tầng Seraya Partners, cho biết nhu cầu tăng trưởng hữu cơ của lĩnh vực trung tâm dữ liệu Đông Nam Á nằm trong khoảng 10% đến 15%.
“Khu vực có quy mô dân số trẻ, do đó họ tiếp cận nhanh chóng công nghệ, điện thoại di động, mạng xã hội, thương mại điện tử, thanh toán Internet, cũng như xu hướng nhiều dịch vụ truyền thống và truyền thông tiếp tục chuyển dịch sang trực tuyến”, James Chern nhận định.
Jeremy Deutsch, chủ tịch Equinix khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho hay nhu cầu về tốc độ và độ trễ thấp cũng là yếu tố thúc đẩy nhu cầu trung tâm dữ liệu, điều này là điểm khác biệt so với trước đây khi phần lớn mọi người vẫn truy cập Internet qua kết nối quay số (dial-up) vốn có tốc độ chậm bất kể dữ liệu được truyền từ đâu.
(Theo Forbes, MHI)
Công ty Mỹ xây dựng trung tâm dữ liệu gần tỷ USD tại 'thủ đô dự phòng’ Nhật Bản
Công ty đầu tư Asia Pacific Land (APL) sẽ đầu tư 125 tỷ Yên (854 triệu USD) để xây dựng một trung tâm dữ liệu ở Kitakyushu của Nhật Bản, khi thành phố này đặt mục tiêu trở thành “một thủ đô dự phòng” thay thế cho Tokyo.
Khi trung tâm dữ liệu ‘khát nước’
Những trung tâm dữ liệu (data centre) “ngốn” nước khiến mùa hè tại châu Âu ngày càng khô hạn.
Không chỉ có các hãng công nghệ như Microsoft, Google, nhà mạng khắp thế giới cũng đang tăng cường đầu tư vào trung tâm dữ liệu (data center) để bắt kịp nhu cầu của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo.