Ấn Độ lần đầu tiên đo nhiệt độ đất cực nam Mặt Trăng

Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) chia sẻ những dữ liệu đầu tiên từ của cực nam Mặt Trăng, trong đó có nhiệt độ đất theo các độ sâu khác nhau.


ChaSTE (Bộ thí nghiệm Nhiệt vật lý Bề mặt của Chandra) đo nhiệt độ của lớp đất mặt gần cực nam Mặt Trăng nhằm tìm hiểu hoạt động nhiệt của bề mặt Mặt Trăng. Đây là lần đầu tiên nhiệt độ của đất Mặt Trăng xung quanh cực nam được đo đạc vì Vikram là trạm đổ bộ đầu tiên trong lịch sử hạ cánh thuận lợi xuống khu vực này.


ISRO hôm 27/8 cũng đăng trên X (trước đây là Twitter) biểu đồ về sự thay đổi nhiệt độ đất Mặt Trăng ở nhiều độ sâu khác nhau. "ChaSTE có một đầu dò nhiệt độ trang bị cơ chế đâm xuyên có kiểm soát với khả năng xuống tới độ sâu 10 cm dưới bề mặt. Đầu dò được gắn 10 cảm biến nhiệt riêng lẻ", tổ chức này cho biết.


"Biểu đồ minh họa sự thay đổi nhiệt độ của khu vực bề mặt/gần bề mặt Mặt Trăng ở các độ sâu khác nhau, được ghi lại trong quá trình đầu dò đâm xuống. Đây là dữ liệu đầu tiên thuộc loại này về cực nam Mặt Trăng. Các quan sát chi tiết đang được tiến hành", ISRO giải thích thêm.


Trong biểu đồ, nhiệt độ dao động từ -10 độ C đến 60 độ C. Nhiệt độ bề mặt khoảng 50 độ C và khi xuống 8 cm là -10 độ C, nghĩa là nhiệt độ giảm dần theo độ sâu.


Người đứng đầu ISRO, S. Somnath, trước đó giải thích rằng cực nam Mặt Trăng được chọn làm địa điểm thí nghiệm vì khu vực bí ẩn này có tiềm năng trở thành nơi sinh sống của con người trong tương lai. Cực nam Mặt Trăng ít được Mặt Trời chiếu sáng hơn. Giờ đây, Vikram đã cung cấp bức tranh rõ ràng về nhiệt độ đất và sự thay đổi nhiệt độ, giúp giới khoa học đánh giá tiềm năng thực sự của đất ở cực nam Mặt Trăng.


Trạm đổ bộ Vikram của tàu Chandrayaan-3 đáp xuống gần cực nam Mặt Trăng hôm 23/8, mang theo 4 công cụ khoa học. Ngoài công cụ thăm dò nhiệt, trạm đổ bộ còn có công cụ giúp nghiên cứu tầng điện ly, một tầng trong khí quyển loãng của Mặt Trăng, chứa đầy electron và ion hình thành chủ yếu do bức xạ Mặt Trời. Công cụ thứ ba là địa chấn kế, dùng để cảm nhận các trận động đất gần địa điểm hạ cánh. Công cụ cuối cùng là một bộ phản xạ ngược laser thụ động của NASA với chức năng tìm hiểu động lực học của hệ thống Mặt Trăng.


Bình thường, nhiệt độ trên Mặt Trăng có thể lên tới 120 độ C vào ban ngày ở khu vực xích đạo và giảm mạnh xuống còn -130 độ C vào ban đêm. Tại một số điểm nhất định gần các cực Mặt Trăng, nhiệt độ thậm chí có thể giảm mạnh hơn, xuống tới -253 độ C, theo NASA.


Một lý do dẫn đến mức nhiệt khắc nghiệt này là Mặt Trăng không có khí quyển dày để cách nhiệt. Việc thiếu "tấm chăn khí" này cũng đồng nghĩa các hố trũng và những cấu trúc ấn tượng không bị xói mòn như ở Trái Đất. Thêm vào đó, hướng của trục Mặt Trăng khiến ánh sáng Mặt Trời chỉ sượt qua các cực. Địa hình ở các cực Mặt Trăng chứa đầy khe rãnh và hố trũng không xói mòn, tạo ra các vùng vĩnh viễn chìm trong bóng tối. Việc thiếu ánh sáng Mặt Trời khiến các vùng tối trở nên cực kỳ lạnh với mức nhiệt thấp bậc nhất trên Mặt Trăng.


Thu Thảo (Theo Hindustan Times)









An Do lan dau tien do nhiet do dat cuc nam Mat Trang


To chuc Nghien cuu Vu tru An Do (ISRO) chia se nhung du lieu dau tien tu cua cuc nam Mat Trang, trong do co nhiet do dat theo cac do sau khac nhau.

Ấn Độ lần đầu tiên đo nhiệt độ đất cực nam Mặt Trăng

Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) chia sẻ những dữ liệu đầu tiên từ của cực nam Mặt Trăng, trong đó có nhiệt độ đất theo các độ sâu khác nhau.
Ấn Độ lần đầu tiên đo nhiệt độ đất cực nam Mặt Trăng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: