Gene sống lâu được chuyển thành công sang chuột

Mỹ - Nhóm chuyên gia tại Đại học Rochester đưa một gene đặc biệt của chuột dũi trụi lông vào chuột, giúp chúng tăng cường sức khỏe và sống lâu hơn 4,4%.


Trong nghiên cứu mới mang tính đột phá, nhóm chuyên gia tại Đại học Rochester, New York, chỉ ra cách đưa các gene trường thọ từ loài gặm nhấm sống lâu nhất - chuột dũi trụi lông (Heterocephalus glaber) - vào chuột để kéo dài tuổi thọ và cải thiện sức khỏe tổng quát cho chúng. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature hôm 23/8.


"Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng cho thấy cơ chế kéo dài tuổi thọ độc đáo mà các loài động vật có vú sống lâu tiến hóa ra có thể được 'xuất khẩu' để tăng tuổi thọ cho những loài động vật có vú khác", Vera Gorbunova, giáo sư sinh y sinh tại Đại học Rochester, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.


Chuột dũi trụi lông nổi tiếng với khả năng kháng các bệnh liên quan đến tuổi già và có tuổi thọ dài bất thường, gấp gần 10 lần các loài gặm nhấm kích thước tương đương. Nhóm nhà khoa học từ Đại học Rochester đặc biệt quan tâm đến khả năng khác thường này và vào năm 2020, họ phát hiện một gene tham gia ít nhất một trong những cơ chế dẫn đến sự trường thọ của chúng. Gene này chịu trách nhiệm sản xuất axit hyaluronic trọng lượng phân tử cao (HMW-HA), một phân tử được chứng minh là giúp tăng cường sức chống chọi của tế bào với căng thẳng và viêm nhiễm.


Cơ thể chuột dũi trụi lông có lượng phân tử chống căng thẳng này nhiều gấp khoảng 10 lần so với con người hay chuột. Nguyên nhân là gene tạo ra phân tử này - gene hyaluronan synthase 2 - ở chuột dũi trụi lông được biểu hiện mạnh mẽ hơn những loài động vật khác.


Gorbunova cùng đồng nghiệp nhận thấy phiên bản biểu hiện mạnh này của gene hyaluronan synthase 2 có thể được chuyển từ chuột dũi trụi lông sang chuột, mang theo cả đặc tính tăng tuổi thọ. Trong nghiên cứu mới, những con chuột có phiên bản gene của chuột dũi trụi lông chống chọi tốt hơn với ung thư da, sức khỏe tổng quát được cải thiện và sống lâu hơn 4,4% so với những con chuột cùng lứa.


Nhóm chuyên gia chưa rõ tại sao HMW-HA lại có tác dụng tốt như vậy với sức khỏe và tuổi thọ, nhưng họ tin rằng điều này liên quan đến khả năng điều chỉnh trực tiếp hệ miễn dịch của phân tử. Đến nay, tác dụng của gene hyaluronan synthase 2 mới chỉ được quan sát ở chuột. Nhưng phát hiện mới vẫn mở ra những khả năng thú vị trong nghiên cứu chống lão hóa và nỗ lực kéo dài tuổi thọ cho người.


"Chúng tôi hy vọng những phát hiện của nhóm sẽ cung cấp ví dụ đầu tiên, đồng thời không phải ví dụ cuối cùng, về cách khả năng trường thọ của một loài sống lâu có thể được tiếp nhận để mang đến lợi ích cho sức khỏe và tuổi thọ cho con người", đồng tác giả Andrei Seluanov chia sẻ.


Thu Thảo (Theo Newsweek)









Gene song lau duoc chuyen thanh cong sang chuot


My - Nhom chuyen gia tai Dai hoc Rochester dua mot gene dac biet cua chuot dui trui long vao chuot, giup chung tang cuong suc khoe va song lau hon 4,4%.

Gene sống lâu được chuyển thành công sang chuột

Mỹ - Nhóm chuyên gia tại Đại học Rochester đưa một gene đặc biệt của chuột dũi trụi lông vào chuột, giúp chúng tăng cường sức khỏe và sống lâu hơn 4,4%.
Gene sống lâu được chuyển thành công sang chuột
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: