TP HCM đề xuất cho thử nghiệm xe điện, máy bay không người lái

Xe điện không người lái, drone, công nghệ Lora cùng 9 lĩnh vực khác được đề xuất thử nghiệm có kiểm soát trong các khu công nghệ, trung tâm sáng tạo.


Đề xuất được Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM tham mưu UBND thành phố ban hành trình HĐND nhằm cụ thể hóa các nội dung về cơ chế thử nghiệm công nghệ theo Nghị quyết 98. Theo Nghị quyết này, TP HCM được thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới tại Khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố, có hiệu lực từ 1/8.


Tại hội nghị lấy ý kiến dự thảo, chiều 16/8, bà Huỳnh Lưu Trùng Phùng, Phó phòng quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, cho biết ngoài xe điện không người lái, drone, công nghệ Lora, 9 lĩnh vực khác được đề xuất cho phép thử nghiệm gồm: trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, IoT, thực tế ảo, robot tự hành, vi mạch, in 3D, công nghệ sinh học (trừ sản phẩm thử nghiệm trên người).


Theo bà Phùng, về mặt bằng thử nghiệm các giải pháp công nghệ phải đạt yêu cầu phù hợp về quy hoạch sử dụng đất khu vực đó. Ngoài ra, doanh nghiệp có công nghệ thử nghiệm được hỗ trợ pháp lý trong việc xin giấy phép trong thẩm quyền UBND TPHCM. Các giấy phép ngoài thẩm quyền, thành phố sẽ hiệp thương đơn vị liên quan để quyết định cho phép thử nghiệm. Doanh nghiệp thử nghiệm sản phẩm được hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí từ ngân sách.


Công nghệ được thử nghiệm phải được thiết kế, xây dựng khung quản lý rủi ro, hạn chế tác động tiêu cực cho xã hội. Doanh nghiệp phải xây dựng phương án hợp lý về xử lý, khắc phục các vấn đề xảy ra trong quá trình thử nghiệm. Công nghệ phải được cung ứng ra thị trường sau khi hoàn thành thử nghiệm và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho TP HCM.


PGS.TS Võ Trí Hảo, chuyên gia luật học, cho rằng cơ chế thử nghiệm (sandbox) nhìn ở góc độ pháp lý khi có mô hình công nghệ mới khả năng xảy ra một số rủi ro về an ninh quốc phòng, tài chính quản trị quốc gia, đạo đức... Do đó việc tạo ra sandbox để đảm bảo khi nhà nước cho doanh nghiệp thí điểm, các mối nguy hiểm hay rủi ro có thể được kiểm soát. Các tác hại xấu của công nghệ, sản phẩm được khoanh vùng và xảy ra trong "hộp" và không ảnh hưởng bên ngoài. Sau thời gian thí điểm tốt có thể điều chỉnh, mở rộng mô hình công nghệ.


Từ những nguyên tắc trên, PGS Hảo cho rằng, với cơ chế sandbox, thành phố nên đưa ra một khung quy định chung, sau đó ủy quyền cho một nhóm chuyên gia quyết định theo từng đề án cụ thể. Đề án được hưởng cơ chế sandbox, doanh nghiệp phải mô tả chi tiết tính hiệu quả công nghệ, kết quả đầu ra công nghệ. Doanh nghiệp cũng cần mô tả các khả năng rủi ro và cam kết không ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội và xây dựng cơ chế kích hoạt để xử lý các yếu tố rủi ro này. Cuối cùng, doanh nghiệp cần mô tả được các lợi ích lan tỏa mà xã hội nhận được từ công nghệ họ mang lại.


Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Thành Trung, đại diện công ty RT Robotics chuyên sản xuất máy bay không người lái cho rằng, trong lĩnh vực sản xuất drone việc xin giấy phép thử nghiệm sản phẩm khá khó khăn. Do doanh nghiệp của ông hiện đặt tại Khu công nghệ cao TP HCM nên được tạo điều kiện hơn về giấy phép. Tuy nhiên, khi thử nghiệm bên ngoài ở khu vực nào cần phải xin phép ở khu vực đó. "Các thủ tục này có thể làm chậm quá trình nghiên cứu phát triển doanh nghiệp", ông Trung nói. Ông đề xuất, thành phố cần xây dựng được chính sách khuyến khích nhiều nhóm nghiên cứu với các chương trình hỗ trợ khung pháp lý, bản quyền phần mềm, giấy phép... để họ mạnh dạn thử nghiệm, đầu tư vào công nghệ.


Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM Nguyễn Việt Dũng cho biết, đề án lần này hướng đến việc xây dựng khung chính sách về cơ chế thử nghiệm, trong đó xác định từng lĩnh vực, sản phẩm với các sandbox riêng. Việc xây dựng cơ chế thử nghiệm cần được nghiên cứu kỹ để không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, cuộc sống người dân, môi trường...


Nghị quyết 98 được Quốc hội thông qua hôm 24/6, trao cho thành phố một số cơ chế, chính sách đặc thù ở nhiều lĩnh vực như đầu tư hạ tầng, tài chính ngân sách, xây dựng - quy hoạch, thu hút nhà đầu tư chiến lược, tổ chức bộ máy...


Hà An









TP HCM de xuat cho thu nghiem xe dien, may bay khong nguoi lai


Xe dien khong nguoi lai, drone, cong nghe Lora cung 9 linh vuc khac duoc de xuat thu nghiem co kiem soat trong cac khu cong nghe, trung tam sang tao.

TP HCM đề xuất cho thử nghiệm xe điện, máy bay không người lái

Xe điện không người lái, drone, công nghệ Lora cùng 9 lĩnh vực khác được đề xuất thử nghiệm có kiểm soát trong các khu công nghệ, trung tâm sáng tạo.
TP HCM đề xuất cho thử nghiệm xe điện, máy bay không người lái
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: