Trận cháy rừng dữ dội trên đảo Maui, Hawaii (Mỹ) trong tuần qua khiến hơn 90 người thiệt mạng. Đây được coi là thảm họa thiên nhiên kinh hoàng nhất ở Mỹ trong 100 năm, nó được ví như "ngày tận thế".
Khi người dân trở lại Maui sau thảm họa, họ bất ngờ trước nơi đã được coi là thiên đường du lịch, những gì còn sót lại trên hòn đảo này sau trận cháy rừng chỉ là đống đổ nát hoang tàn, hơn 2.200 tòa nhà bị phá hủy, xác động vật hoang dã rải rác khắp nơi trong thị trấn và những ngọn lửa nhỏ vẫn còn cháy âm ỉ.
Ngọn lửa bao trùm thị trấn cách đây vài ngày đã thiêu đốt gần như tất cả mọi thứ, nhiều cấu trúc làm bằng gỗ, nhựa, sơn, xe cộ, hệ thống ống nước nhựa tan chảy và thảm họa cũng đã làm phát tán các chất thải sinh hoạt nguy hại.
Tất cả những vật phẩm này giải phóng khí và các hạt độc hại vào môi trường, chúng có thể xâm nhập vào con người qua đường hô hấp.
Hóa chất sản sinh từ đám cháy cũng sẽ làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và tại các sông hồ. Ngày 11/8, quận Maui đã ban hành cảnh báo người dân nước hai khu vực Lahaina và Upper Kula không an toàn để họ sử dụng do ảnh hưởng bởi đám cháy rừng.
Chính quyền địa phương yêu cầu người dân sử dụng nước đóng chai để uống và nấu ăn, không nên dùng nước máy đun sôi do tiềm ẩn nguy cơ chứa hóa chất độc hại.
Mối nguy hiểm hóa học
Những cư dân Maui trở về khu nhà ở bị đốt cháy đã tỏ ra lo lắng khi thấy mình bị bao quanh bởi các mối nguy hiểm.
Một trong số đó là điều là hiển nhiên như kính vỡ, đinh và các bình chứa khí đốt tự nhiên bị hư hỏng. Đường dây điện hay đường ống dẫn khí bị rò rỉ vẫn có thể tiếp tục cháy, đe dọa tính mạng.
Theo các nhà khoa học, khói đen vẫn còn bốc lên là dấu hiệu quá trình đốt cháy không hoàn toàn, nó có thể tạo ra hàng nghìn hóa chất độc hại chẳng hạn như benzen, chì, amiang và hydrocacbon.
Tiếp xúc với các hàm lượng hóa chất này cao có thể gây hại ngay lập tức cho sức khỏe, người dân có thể nhanh chóng có các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, phát ban và các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ em và những người có tình trạng sức khỏe dễ bị ảnh hưởng.
Các quan chức y tế tiểu bang đã đưa ra các khuyến cáo, cư dân nên mang giày sát gót, mặt nạ phòng độc, găng tay chống hóa chất và các thiết bị bảo vệ khác trong khi dọn dẹp khu vực mình sinh sống.
Ngay cả những tòa nhà được coi là an toàn về mặt cấu trúc cũng có thể chứa các chất ô nhiễm, không an toàn cho sức khỏe con người.
Hạt và khí độc hại xâm nhập vào các tòa nhà thông qua các vết nứt, cửa ra vào, cửa sổ. Một số chất gây ô nhiễm này lắng đọng trên bề mặt, trong khi những chất khác xâm nhập vào quần áo, rèm cửa, dính vào tường hay hệ thống ống dẫn khí.
Thông thường các tòa nhà phải được làm sạch hoặc khử nhiễm chuyên nghiệp mới có thể sử dụng sau ảnh hưởng bởi trận cháy rừng.
Đáng chú ý, nước uống là một mối quan tâm nghiêm trọng khác, cháy rừng có thể làm cho hệ thống dẫn nước bên ngoài hoặc bên trong tòa nhà không an toàn, nó có thể mất áp lực cho phép các chất ô nhiễm xâm nhập vào đường ống.
Ống nhựa nóng lên từ lửa, chúng cũng có thể phân hủy và giải phóng hóa chất độc hại vào nước. Các nhà khoa học đã phân tích và ghi nhận mức benzen trong nước vượt quá giới hạn nguy hiểm tại Maui.
Chất hydrocacbon cũng có thể tồn tại trong nước, những hóa chất này và các hóa chất khác gây nguy hiểm sức khỏe ngay lập tức cho người sử dụng ngay cả khi nước có mùi thơm.
Bên ngoài Maui, mặt đất cũng có thể bị ô nhiễm do đám cháy, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa dám kết luận đất tại thị trấn này đủ an toàn để người dân canh tác, nó vẫn có thể chứa hóa chất độc hại gây nguy hiểm cho cây trồng và vật nuôi.
Bảo vệ đường thủy và đời sống thủy sinh
Trong quá trình chữa cháy, khắc phục hậu quả hay khi trời mưa, các chất ô nhiễm có thể trôi vào đường thủy và lây nhiễm đến đại dương.
Khu nghỉ dưỡng Lahaina (Hawaii) trải dài dọc theo bờ biển phía tây của Maui và từ lâu đây được coi là một địa điểm phổ biến để ngắm rùa biển và các sinh vật khác. Nhưng giờ đây chúng có thể có nguy cơ bị ô nhiễm từ các tòa nhà ven biển bị đốt cháy.
Ngọn lửa bùng cháy trên bờ biển, phá hủy thuyền, bến cảng... một số phương tiện đã chìm. Theo các nhà khoa học, các mảnh vỡ cần được loại bỏ khỏi vùng nước gần bờ để bảo vệ san hô.
Năm 2021, vụ cháy ở quốc đảo Marshall, tiểu bang Colorado (Mỹ) đã phát hủy 1.200 công trình, công việc dọn dẹp đã để lại 300.000 tấn chất thải và ở Maui, các mảnh vỡ có thể phải được đưa ra khỏi đảo để xử lý.
Ước tính, quá trình dọn dẹp và phục hồi sau thảm họa này sẽ mất nhiều năm. Các nhà khoa học bày tỏ nhiều sự lo lắng và khuyên cư dân Maui nên liên hệ với các sở y tế công cộng để được tư vấn giúp họ khỏe mạnh và an toàn.