Cơ hội quan sát mưa sao băng lớn nhất năm

Những người yêu thích thiên văn Việt Nam có cơ hội ngắm sao băng Perseids, sẽ đạt cực điểm vào đêm 12 rạng sáng 13/8.


Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), mưa sao băng Perseids diễn ra vào tháng 8 hàng năm, là một trong hai mưa sao băng lớn nhất trong năm cùng với Geminids (tháng 12). Hiện tượng này là những mảnh vụn còn sót lại khi sao chổi 109P/Swift-Tuttle tiến về phía Mặt Trời. Lần cuối sao chổi này tới gần Mặt Trời và cắt qua quỹ đạo của Trái Đất là năm 1992 và lần tiếp theo sẽ là năm 2026.


"Perseids là một trong những trận mưa sao băng đáng chú ý nhất hàng năm với cực điểm có thể đạt từ 60 tới 100 sao băng mỗi giờ", ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch VACA, nói với VnExpress.


Thời điểm quan sát phù hợp mưa sao sao bằng là vào các đêm lân cận cực điểm, tức đêm 12 và rạng sáng 13/8. Thời gian lý tưởng nhất sẽ là từ sau 2h sáng, khi đó Mặt Trăng sắp lặn còn chòm sao Perseus đã lên đủ cao. Lúc này, người quan sát chỉ cần nhìn về phía bầu trời Đông Bắc và tìm chòm sao Perseus. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, các đơn giản nhất là nhìn lên bầu trời Đông Bắc với góc nhìn tính từ mặt đất 30 - 50 độ trong khoảng 5 phút để mắt quen với bóng tối.


Với mưa sao băng, mắt thường hoàn toàn có thể quan sát dễ dàng và không cần tới dụng cụ hỗ trợ. Tuy nhiên ông Sơn giải thích, sao băng không giống như pháo hoa như nhiều người tưởng, ngay cả ở lúc cực điểm với điều kiện quan sát lý tưởng, khoảng thời gian giữa các sao băng có thể từ vài giây tới nhiều phút. Ngoài ra, bạn chỉ có thể quan sát mưa sao băng khi trời không có mây mù hoặc mưa, tránh xa những khu vực ô nhiễm ánh sáng và cần có góc nhìn đủ rộng cùng tư thế quan sát thoải mái, an toàn.


Mưa sao băng xảy ra khi các mảnh vụn của sao chổi để lại nằm thành những đám cắt qua quỹ đạo Trái Đất. Mỗi lần đi qua khu vực quỹ đạo của Trái Đất, một phần thân của sao chổi bị vỡ ra và để lại một dải dài chứa rất nhiều thiên thạch nhỏ. Khi hành tinh của chúng ta đi qua khu vực này, các mảnh vụn (thiên thạch) thạch lao vào khí quyển Trái Đất và bốc cháy tạo thành những vệt sao băng.


Trận mưa sao băng đáng chú ý tiếp của năm là mưa sao băng Orionids, có cực điểm vào 21-22/10. Trong tháng 8, người yêu thiên văn còn có cơ hội quan sát Sao Thổ khi nó ở vị trí trực đối (vị trí thuận lợi nhất của một hành tinh để quan sát chúng nếu như có kính thiên văn) và siêu Trăng vào ngày 31/8.


Như Quỳnh









Co hoi quan sat mua sao bang lon nhat nam


Nhung nguoi yeu thich thien van Viet Nam co co hoi ngam sao bang Perseids, se dat cuc diem vao dem 12 rang sang 13/8.

Cơ hội quan sát mưa sao băng lớn nhất năm

Những người yêu thích thiên văn Việt Nam có cơ hội ngắm sao băng Perseids, sẽ đạt cực điểm vào đêm 12 rạng sáng 13/8.
Cơ hội quan sát mưa sao băng lớn nhất năm
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: