Trung Quốc có thể vượt Mỹ về phóng vệ tinh nhanh

Mỹ đi trước Trung Quốc trong hầu hết các khía cạnh không gian, ngoại trừ khả năng phóng vệ tinh nhanh với những tên lửa nhiên liệu rắn nhỏ gọn.


Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm An ninh và Công nghệ Mới (CSET) tại Đại học Georgetown, Washington, cho biết, Trung Quốc có thể đã vượt Mỹ về khả năng phóng và thay thế vệ tinh nhanh chóng trong trường hợp xảy ra xung đột hoặc tai nạn, SCMP hôm 24/7 đưa tin.


Bằng cách phát triển những tên lửa nhiên liệu rắn, di động và tương đối nhỏ, có thể phóng từ bệ di động thay vì bệ phóng cố định, Trung Quốc đã tăng cường khả năng phóng không gian nhanh chiến lược (TRSL) trong thập kỷ qua. Trong khi đó, Mỹ mới chỉ thực hiện một cuộc trình diễn TRSL đến nay, với thử nghiệm thứ hai dự kiến diễn ra cuối năm nay.


"Cả hai nước đều đã xây dựng những cơ sở quy mô ngoài không gian với nhiều ứng dụng thuộc các lĩnh vực như kinh tế, khoa học và quân sự. Việc nhanh chóng thay thế các vệ tinh bị phá hủy hoặc hư hỏng là một yếu tố then chốt cho khả năng phục hồi không gian. Mỹ có ngành công nghiệp vũ trụ tiên tiến nhất thế giới, nhưng khả năng phóng tên lửa nhanh lại không tương xứng", Sam Bresnick, đồng tác giả nghiên cứu, chuyên gia tại CSET, cho biết.


Bresnick cùng đồng nghiệp Corey Crowell tại Lực lượng Vũ trụ Mỹ sử dụng dữ liệu công khai để đánh giá những khía cạnh chính trong sự phát triển của Trung Quốc về khả năng phục hồi không gian trong 10 năm qua. Họ phát hiện Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng những cấu trúc không gian, phóng hàng trăm vệ tinh mới và đưa chúng vào các quỹ đạo ngày càng đa dạng.


Mỹ đi trước Trung Quốc trong hầu hết các khía cạnh, ngoại trừ khả năng phóng nhanh. Từ năm 2002, Trung Quốc đã thiết kế và phóng hơn 6 mẫu tên lửa nhiên liệu rắn tương thích với xe mang phóng tự hành (TEL). Điều này đồng nghĩa, tên lửa có thể được vận chuyển trên một bệ di động như xe tải chuyên dụng đến bất cứ khu vực bằng phẳng, thoáng đãng nào để dựng lên và phóng. Trong số các mẫu này, tên lửa Khoái Châu 1A của ExPace và Trường Chinh 11 của Viện Công nghệ Phương tiện Phóng Trung Quốc hoạt động nhiều nhất với khoảng 30 vụ phóng thành công kể từ năm 2013.


Trong khi đó, các nhà phát triển phương tiện phóng ở Mỹ ưu tiên những tên lửa lớn hơn, sử dụng nhiên liệu lỏng hiệu quả hơn và phụ thuộc vào cơ sở phóng đồ sộ, theo Bresnick. Hiện tại, Mỹ chỉ có hai tên lửa nhiên liệu rắn, Pegasus XL và Minotaur, cả hai đều do tập đoàn Northrop Grumman sản xuất và dựa vào những thiết kế từ 3 thập kỷ trước. Cả hai đều không tương thích với TEL: Pegasus được phóng từ máy bay còn Minotaur phóng từ bệ cố định. Vài năm gần đây, chính phủ Mỹ bỏ số tiền tương đối hạn chế cho việc phát triển các phương tiện phóng nhanh: 15 triệu USD năm 2021, 50 triệu USD năm ngoái và năm nay cũng vậy.


Vụ phóng Khoái Châu mới nhất diễn ra tuần trước. Tên lửa cất cánh từ trung tâm Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi, đưa 4 vệ tinh lên các quỹ đạo Trái Đất thấp, trở thành một phần của hệ thống vệ tinh khí tượng thương mại dự kiến hoàn thành năm 2025. Tên lửa Khoái Châu 1A có thể phóng chỉ trong vòng 7 ngày sau khi đến bãi phóng. Phương tiện này chỉ cần một nền cứng, phẳng rộng bằng sân bóng rổ để phóng và cực kỳ phù hợp với việc xây dựng nhanh hệ thống vệ tinh mới hoặc thay thế vệ tinh trong hệ thống cũ.


Thu Thảo (Theo SCMP)









Trung Quoc co the vuot My ve phong ve tinh nhanh


My di truoc Trung Quoc trong hau het cac khia canh khong gian, ngoai tru kha nang phong ve tinh nhanh voi nhung ten lua nhien lieu ran nho gon.

Trung Quốc có thể vượt Mỹ về phóng vệ tinh nhanh

Mỹ đi trước Trung Quốc trong hầu hết các khía cạnh không gian, ngoại trừ khả năng phóng vệ tinh nhanh với những tên lửa nhiên liệu rắn nhỏ gọn.
Trung Quốc có thể vượt Mỹ về phóng vệ tinh nhanh
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: