Bộ Khoa học - Công nghệ nói về việc Nhật Bản xả nước phóng xạ ra biển

Theo Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, nước thải dự kiến được xả ra biển đã được xử lý để loại bỏ gần như toàn bộ chất phóng xạ, và không tác động đến vùng biển của Việt Nam.


Bộ Khoa học - Công nghệ nói về việc Nhật Bản xả nước phóng xạ ra biển - 1

Chiều 19/7 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Họp báo thường kỳ Quý II/2023. Sự kiện do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang chủ trì.


Tại buổi họp báo, một số ý kiến đáng chú ý đã được nêu, thu hút sự quan tâm của đại diện Lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ, cùng đại diện gần 40 cơ quan thông tấn, báo chí.


Nổi bật trong số đó là chủ đề Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chấp thuận kế hoạch của Nhật Bản trong việc xả thải nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra bờ biển phía Đông quốc gia này.


Được biết ngay khi kế hoạch xả thải của Nhật Bản được công bố, nó đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối kịch liệt từ Bắc Kinh và một số nước trong khu vực. Tổ chức Hòa bình Xanh thậm chí bày tỏ lo ngại chất phóng xạ được giải phóng có thể làm thay đổi ADN của con người, và kêu gọi phản đối hành động xả thải ra biển của chính phủ Nhật Bản.


Trước câu hỏi "hàng triệu tấn nước phóng xạ được xả thải có tác động gì đến vùng biển của Việt Nam hay không", đại diện của Bộ KH&CN đã lần đầu tiên làm rõ và trả lời thắc mắc của dư luận trong một buổi họp báo.


1,32 triệu tấn nước xả thải có tác động gì đến vùng biển Việt Nam?


Bộ Khoa học - Công nghệ nói về việc Nhật Bản xả nước phóng xạ ra biển - 2

Đại diện của Bộ KH&CN, ông Phạm Văn Toàn, Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, cho biết để xử lý lượng nước thải tồn động trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, từ tháng 4/2021, kế hoạch xả thải của Nhật Bản đã được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cùng với các chuyên gia hàng đầu về an toàn hạt nhân được quốc tế công nhận đến từ 11 quốc gia.


Tổ công tác đã tiến hành thẩm định dựa trên các tiêu chuẩn an toàn của IAEA. Tới ngày 4/7 vừa qua, sau hơn 2 năm làm việc, IAEA đã chính thức trao cho chính phủ Nhật Bản báo cáo đánh giá.


Trong đó kết luận kế hoạch của Nhật Bản về việc xả thải nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển là phù hợp với tiêu chuẩn an toàn của IAEA.


"Theo kết quả đánh giá của IAEA, nồng độ của tác nhân phóng xạ có trong nước ở khoảng cách 30 km so với vị trí dự kiến xả thải có mật độ trong dải từ 10-6 đến 10-10 Bq/l (becquerel/lít)", đại diện Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cho biết. "Đây là tỷ lệ rất nhỏ so với nồng độ phóng xạ tự nhiên trong nước biển".


Được biết, ở điều kiện bình thường, nước biển cũng đã tồn tại nồng độ phóng xạ tự nhiên, nằm trong dải từ 10-1 đến 1 Bq/l, và hầu như không có tác động về mặt phóng xạ đến môi trường biển.


Mức này cũng đã được quy định tại Thông tư số 19/2021/TT-BKHCN ký ngày 8/11/2012 của Bộ trưởng KHCN, bao gồm quy định về Kiểm soát và bảo vệ an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp.


Theo Phó Cục trưởng Phạm Văn Toàn, nước thải dự kiến được thải ra biển cũng đã được xử lý để loại bỏ gần như toàn bộ chất phóng xạ, ngoại trừ một số lượng nhỏ Tritium (hay còn gọi là Triti) - là một chất phát quang phóng xạ của Hydro.


Thêm nữa, theo quy trình của Nhật Bản xây dựng để gửi thẩm định cho IAEA, trước khi xả thải ra biển, Nhật Bản đã tiến hành pha loãng nước đã được xử lý bằng hệ thống chất lỏng tiên tiến bằng nước biển để đưa nồng độ phóng xạ của Triti trong nước thải về dưới tiêu chuẩn quy định.


Bộ Khoa học - Công nghệ nói về việc Nhật Bản xả nước phóng xạ ra biển - 3

Do đó, có thể thấy tác động về mặt phóng xạ của quá trình xả thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima là không đáng kể đối với con người và môi trường tại Nhật Bản. "Hoạt động xả thải sẽ không tác động đến vùng biển của Việt Nam", đại diện Cục An toàn bức xạ và hạt nhân kết luận.


Đáng chú ý, trong số các chuyên gia hàng đầu về an toàn hạt nhân được IAEA mời về để thành lập tổ công tác, nhằm đánh giá sự an toàn của kế hoạch xả thải, có sự xuất hiện của một đại diện đến từ Việt Nam. Đó là TS. Nguyễn Hào Quang, Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.


Theo giới chuyên môn, không phải ngẫu nhiên mà TS. Nguyễn Hào Quang được mời tham gia đoàn công tác. Trong nhiều năm, ông đã là một chuyên gia giàu kinh nghiệm về phóng xạ môi trường của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.


Gần đây nhất, ông là chủ nhiệm đề tài "Nghiên cứu, đánh giá khả năng phát tán và ảnh hưởng của phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân Cảng Phòng Thành và Xương Giang đến Việt Nam" (KC.05/16-20), một nghiên cứu có nhiều công bố quốc tế và đào tạo được 3 nghiên cứu sinh.


Tại sao Nhật Bản phải xả thải nước chứa phóng xạ?


Bộ Khoa học - Công nghệ nói về việc Nhật Bản xả nước phóng xạ ra biển - 4

Theo Reuters, ngày 11/3/2011, Nhật Bản xảy ra sự cố đối với nhà máy điện hạt nhân Fukushima do ảnh hưởng từ "thảm họa kép" động đất và sóng thần, dẫn đến hư hỏng hệ thống cung cấp điện và làm mát của nhà máy. Hệ quả là lõi lò phản ứng quá nóng và làm ô nhiễm nước trong nhà máy bằng chất phóng xạ cao.


Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Nhật Bản đã cho bơm nước mới vào để làm mát các thanh nhiên liệu trong các lò phản ứng. Cùng với đó, nước ngầm và nước mưa rò rỉ vào bên trong đã kết hợp, và tạo thành một khối lượng nước thải phóng xạ lớn cần được lưu trữ và xử lý.


Đến nay, công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã xây dựng hơn 1.000 bể chứa khổng lồ để chứa tổng số 1,32 triệu tấn nước thải. Tuy nhiên, công ty này cho biết việc xây dựng thêm các bể chứa không phải là một lựa chọn khả thi và họ cần sớm giải phóng không gian để tiến tới ngừng hoạt động nhà máy một cách an toàn.


Đây là một quy trình phức tạp, bao gồm các cơ sở khử nhiễm, tháo dỡ cấu trúc và đóng cửa hoàn toàn mọi thứ. Nếu được thực hiện thành công, nó sẽ là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực chấm dứt một trong những thảm họa hạt nhân lớn nhất trong lịch sử.


Cho đến nay, ước tính đã có 42.565 người bao gồm 35.725 người từ Fukushima đã phải di dời trên khắp vùng đông bắc Nhật Bản do ảnh hưởng từ nguồn nước bị nhiễm phóng xạ.









Bo Khoa hoc - Cong nghe noi ve viec Nhat Ban xa nuoc phong xa ra bien


Theo Pho Cuc truong Cuc An toan buc xa va hat nhan, nuoc thai du kien duoc xa ra bien da duoc xu ly de loai bo gan nhu toan bo chat phong xa, va khong tac dong den vung bien cua Viet Nam.

Bộ Khoa học - Công nghệ nói về việc Nhật Bản xả nước phóng xạ ra biển

Theo Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, nước thải dự kiến được xả ra biển đã được xử lý để loại bỏ gần như toàn bộ chất phóng xạ, và không tác động đến vùng biển của Việt Nam.
Bộ Khoa học - Công nghệ nói về việc Nhật Bản xả nước phóng xạ ra biển
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: