Sẽ có làn sóng chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam

Hiện đang có làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam và họ cần các giải pháp cho nhà máy thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và có kết nối 5G.


Smart Modular Technologies muốn thiết lập các đối tác cung cấp giải pháp cho các nhà máy thông minh tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo bàn về kết nối dữ liệu và chuyển đổi số trong kỷ nguyên 5G tổ chức ngày 18/7, ông Vincent Hung, Giám đốc phát triển Kinh doanh của Smart Modular Technologies, cho hay hiện đang có làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam và họ cần các giải pháp cho nhà máy thông minh có kết nối 5G. Vì vậy, Smart Modular Technologies muốn đón đầu làn sóng này với việc thiết lập các đối tác cung cấp giải pháp cho các nhà máy thông minh.


“Với thế mạnh cung cấp các giải pháp ổ cứng lưu trữ và RAM có chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp tự động hóa của các nhà máy được di dời sang Việt Nam, chúng tôi sẽ đi cùng các đối tác như IBM, HP, Dell… để cung cấp cho khách hàng giải pháp cho nhà máy thông minh. Việt Nam là thị trường tiềm năng với chúng tôi”, đại diện Smart Modular Technologies nói.


Smart Modular Technologies cùng với đối tác xây dựng hệ sinh thái 5G, cả phần cứng và phần mềm để cung cấp cho khách hàng.


Tại hội thảo này, ông Kenny Sheng, Giám đốc phát triển Kinh doanh của MITAC cho biết, hiện MITAC đang cung cấp giải pháp cho Đài Loan (Trung Quốc) hệ thống điều khiển đường sắt theo thời gian thực, chất lượng quản lý tài xế và quản lý dữ liệu cho đường sắt. Công ty đã làm việc với Quảng Ninh để triển khai giao thông thông minh, y tế thông minh và du lịch thông minh. Trong 2 năm tới, MITAC cũng có kế hoạch làm việc với Hà Nội để triển khai các dự án tương tự.


Cũng tại hội thảo, ông Ngô Trung Đông, Giám đốc bán hàng của ICOMTECK, đã trình bày ứng dụng máy tính công nghiệp trong chuyển đổi số. Đại diện ICOMTECK cho biết, tại Việt Nam 47% ngành tài chính ngân hàng đã hoàn thành chuyển đổi số. Ngành giao thông vận tải gặp khó khăn hơn khi tiến hành chuyển đổi số, nhưng cũng có hơn 30% doanh nghiệp đã thực hiện việc chuyển đổi này. Chuyển đổi số đang tác động mạnh đến tăng trưởng GDP của các quốc gia và tác động đến kinh tế xã hội.


Ứng dụng chuyển đổi số đã mở ra tiềm năng mới trong điều tiết điện và chúng tôi đang cung cấp giải pháp máy tính xử lý tính toán cho ngành điện. An ninh quốc phòng và hàng không vũ trụ cũng chuyển đổi số mạnh mẽ trên toàn cầu. Hiện Việt Nam cũng đang nghiên cứu sản xuất radar 2D và 3D cho không quân, hải quân, sẽ cần nhiều máy tính xử lý dữ liệu. Thay vì cập nhật thủ công tham số mục tiêu, hệ thống sẽ cập nhật tham số mục tiêu theo thời gian thực, giúp người chỉ huy đưa ra quyết định kịp thời. ICOMTECK cũng đang cung cấp hệ thống máy tính cho Viettel để xử lý các công việc trên. Bên cạnh đó, ICOMTECK cũng cung cấp các máy tính công nghiệp để tính toán cho hệ thống thu phí không dừng”, ông Ngô Trung Đông nói.


Tại hội thảo này, ông Hoàng Văn Tùng, Giám công ty Red Hat cho hay: “Công ty cung cấp giải pháp hàng đầu về mã nguồn mở. Red Hat đã tham gia cung cấp giải pháp mã nguồn mở cho viễn thông và đặc biệt là cho mạng 5G. Chúng tôi dựng nền tảng hỗ trợ 5G cho nhiều khách hàng là các nhà mạng trên thế giới như AT&T, Telephonica… Do 5G cần độ trễ cực thấp, độ bảo mật lớn cho hàng tỷ kết nối, chúng tôi đã hỗ trợ họ trong việc tự động hóa vận hành giải pháp điện toán đám mây biên”.


Từ năm 2020, Việt Nam đã được xem là một trong những quốc gia đầu tiên thí điểm và ứng dụng 5G. Điều này có thể trở thành hiện thực là nhờ vào tầm nhìn của Chính phủ trong việc thúc đẩy Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhờ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Việt Nam.


Bộ TT&TT đã cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm 5G tại hơn 40 tỉnh, thành phố. Bộ TT&TT cũng khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục thử nghiệm những ứng dụng của 5G, đánh giá nhu cầu của thị trường, phương án kỹ thuật, để xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả nhất khi được cấp phép chính thức.


Chia sẻ về vấn đề này trước đó, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu sớm phủ sóng 5G tới các khu công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu, khu công nghiệp có nhu cầu ứng dụng 5G ngay khi cấp phép. Đến năm 2025, cơ bản dân số sẽ được phủ sóng 5G và đến năm 2030, 100% dân số được phủ sóng 5G.


“Với việc sẵn sàng về hạ tầng viễn thông băng rộng qua cáp quang và di động, công nghệ 5G sẽ là tiền đề để tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế thực hiện chuyển đổi số, sẵn sàng cho Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Nguyễn Phong Nhã nói.


Nikkei: HP sản xuất máy tính tại Việt Nam từ năm 2024

Nikkei: HP sản xuất máy tính tại Việt Nam từ năm 2024

Dẫn lời nguồn tin thân cận, tờ Nikkei cho biết HP sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất máy tính sang Việt Nam từ năm 2024.
Việt Nam là “ngôi sao đang lên” về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Việt Nam là “ngôi sao đang lên” về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã từ vị trí thứ 5 vươn lên vị trí thứ 3 trong số 6 nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Singapore.