Vương quốc hình thành và sụp đổ do biến đổi khí hậu

Sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa trong 200 năm ảnh hưởng mật thiết tới quá trình tồn vong của vương quốc Thổ Phồn trên cao nguyên Tây Tạng.


Cao nguyên Tây Tạng là một trong những khu vực có người ở cao nhất trên Trái Đất. Dù môi trường ở "Nóc nhà thế giới" rất khắc nghiệt, dữ liệu mới hé lộ khu vực này từng có thời tiết ấm áp hơn, dẫn tới sự ra đời của Thổ Phồn hay còn gọi là Đại Phồn quốc hùng mạnh. Tuy nhiên, dù gây ảnh hưởng khổng lồ tới địa chính trị châu Á giữa thế kỷ 7 và 9, vương quốc này sụp đổ sau khoảng 60 năm, do nhiệt độ lạnh và hạn hán nghiêm trọng làm sụt giảm tài nguyên nông nghiệp trong cả vùng, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Science Bulletin.


Để tìm hiểu nhiều hơn về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sự hình thành và sụp đổ của Thổ Phồn, nhóm chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu cao nguyên Tây Tạng phân tích đồng vị carbonate và oxy trong lớp trầm tích thu thập từ hồ Jiang Co ở trung tâm cao nguyên Tây Tạng. Kết hợp với dấu vết sinh học còn sót lại từ tảo cổ đại, họ có thể dựng lại nhiệt độ và lượng mưa trong 2.000 năm qua.


Thông qua đó, các nhà nghiên cứu phát hiện nhiệt độ mùa hè từ năm 600 đến 800 ấm hơn khoảng 2 độ C so với thời kỳ lạnh trước và sau đó. Đồng thời, thay đổi ở độ sâu và kích thước hồ nước cho thấy thời tiết ấm áp trùng với sự gia tăng lượng mưa. Tất cả yếu tố này khiến khu vực trở nên phù hợp hơn cả với nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.


Khí hậu nóng ẩm vào năm 600 - 800 tương ứng với thời kỳ phồn vinh nhất của Thổ Phồn. Trong suốt thời kỳ này, nhóm nghiên cứu ước tính đất phù hợp để trồng lúa mạch tăng 24,48%. Sự mở rộng của nông nghiệp, chăn nuôi, tích lũy tài nguyên dư thừa có thể hình thành tiền đề cho việc phân chia giai cấp xã hội và xuất hiện triều đại, cho phép Thổ Phồn mở rộng khắp cao nguyên và khu vực xung quanh.


Đối chiếu dữ liệu thời tiết với nguồn lịch sử, nhóm nghiên cứu nhận thấy Thổ Phồn có xu hướng xâm lược những lãnh thổ lân cận trong các năm đặc biệt nóng ẩm, còn kẻ thù thường tấn công ngược vào thời kỳ lạnh khô. Điều đó chứng tỏ người Thổ Phồn dựa vào tài nguyên lấy từ chăn nuôi gia súc và trồng trọt để xúc tiến hoạt động quân sự vào thời kỳ ẩm ướt.


Những người thống trị Thổ Phồn cũng thường tìm kiếm liên minh với các thế lực khác khi nguồn tài nguyên sắp cạn, chứng tỏ họ muốn áp dụng biện pháp giảm thiểu thiệt hại tiêu cực do biến đổi khí hậu. Trong suốt 200 năm tồn tại, vương quốc xâm chiếm nhiều vùng ở Xinjiang và Kashmir. Tuy nhiên, sau khi lên tới đỉnh cao vào khoảng năm 800, vương quốc suy tàn đột ngột do điều kiện trên cao nguyên Tây Tạng nhanh chóng trở nên tồi tệ.


Từ cuối thế kỷ 8 đến giữa thế kỷ 9, lượng mưa giảm mạnh và vài trận hạn hán hoành hành trong khoảng 60 năm. Đỉnh điểm của hạn hán là năm 840 trùng với sự sụp đổ của Thổ Phồn. Trong suốt thời kỳ này, đất có sẵn để trồng lúa mạch giảm 10,88 triệu hecta. Kết hợp với mâu thuẫn tín ngưỡng, sự sụt giảm tài nguyên nông nghiệp dẫn tới nhiều cuộc chiến hơn giữa các bộ lạc khác nhau, đẩy nhanh tốc độ tan rã của vương quốc.


An Khang (Theo IFL Science)









Vuong quoc hinh thanh va sup do do bien doi khi hau


Su thay doi ve nhiet do va luong mua trong 200 nam anh huong mat thiet toi qua trinh ton vong cua vuong quoc Tho Phon tren cao nguyen Tay Tang.

Vương quốc hình thành và sụp đổ do biến đổi khí hậu

Sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa trong 200 năm ảnh hưởng mật thiết tới quá trình tồn vong của vương quốc Thổ Phồn trên cao nguyên Tây Tạng.
Vương quốc hình thành và sụp đổ do biến đổi khí hậu
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: