Phát hiện ngoại hành tinh sáng nhất trong vũ trụ

Ngoại hành tinh LTT9779b là "tấm gương" lớn nhất vũ trụ mà các nhà thiên văn học tìm thấy từ trước tới nay.


Hành tinh nóng rực mang tên LTT9779b có những đám mây phản chiếu ánh sáng cấu tạo từ silicate và kim loại như titan. Nó ở cách Trái Đất 262 năm ánh sáng và hoàn thành một vòng quanh sao chủ trong 19 giờ. Phát hiện lần đầu qua nhiệm vụ săn hành tinh TESS của NASA năm 2022 và quan sát từ Đài thiên văn nam châu Âu, LTT9779b được lựa chọn để nghiên cứu sâu hơn với nhiệm vụ Cheops của Cơ quan Vũ trụ châu Âu.


Kết quả đo do Cheops (Characterising Exoplanet Satellite) thu thập cho thấy LTT9779b phản chiếu 80% ánh sáng từ ngôi sao chủ, vượt xa độ sáng của sao Kim trong hệ Mặt Trời. Sau Mặt Trăng, sao Kim là vật thể sáng nhất trên bầu trời đêm. Những đám mây dày của nó phản chiếu khoảng 75% ánh sáng Mặt Trời. Trong khi đó, Trái Đất chỉ phản chiếu khoảng 30% ánh sáng Mặt Trời.


Nhóm nghiên cứu mô tả phát hiện hôm 10/7 trên tạp chí Astronomy & Astrophysics. "Hãy hình dung có một hành tinh nóng rực ở gần sao chủ với đám mây kim loại nặng trôi lơ lửng, trút xuống những giọt titan", James Jenkins, nhà thiên văn học tại Đại học Diego Portales ở Santiago, Chile, chia sẻ.


Chất lượng ánh sáng phản chiếu bởi các vật thể gọi là suất phản chiếu. Phần lớn hành tinh có suất phản chiếu thấp do bề mặt tối và gồ ghề hoặc khí quyển hấp thụ ánh sáng. Thế giới băng giá như mặt trăng Enceladus của sao Thổ và mặt trăng Europa của sao Mộc hay sao Kim là ngoại lệ. Nhưng độ sáng của LTT9779b gây bất ngờ cho các nhà nghiên cứu. Mặt quay về phía sao chủ của ngoại hành tinh này nhiều khả năng đạt nhiệt độ 2.000 độ C. Nhiệt độ cao hơn 100 độ C quá nóng để đám mây nước hình thành. LTT9779b nóng đến mức đáng lẽ nó sẽ không có bất kỳ đám mây nào, ngay cả mây kim loại hoặc thủy tinh.


"Đó thực sự là một câu đố cho tới khi chúng tôi nghĩ về quá trình hình thành đám mây tương tự cách sự ngưng tụ xảy ra trong phòng tắm sau khi tắm nước nóng dưới vòi hoa sen", Vivien Parmentier, nhà nghiên cứu ở Đài quan sát Côte d’Azur tại Nice, Pháp, giải thích. "Tương tự, LTT9779b có thể hình thành đám mây kim loại dù rất nóng bởi khí quyển bị bão hòa quá mức với silicate và kim loại bay hơi".


LTT9779b có nhiều đặc điểm đáng chú ý khác, bao gồm kích thước. Với kích thước tương tự sao Hải Vương và nhiệt độ cao, hành tinh được xếp vào nhóm "sao Hải Vương siêu nóng", nhưng đây là lần đầu tiên phát hiện một hành tinh như vậy nằm quá gần sao chủ. "LTT9779b là một hành tinh đáng lẽ không thể tồn tại. Chúng tôi vốn nghĩ khí quyển của nó sẽ bị sao chủ thổi bay, chỉ còn sót lại lớp đá trơ trọi", Vivien nói. Thay vào đó, đám mây kim loại có thể giúp hành tinh tồn tại. Chúng phản chiếu ánh sáng, ngăn hành tinh trở nên quá nóng và bay hơi. Việc chứa nhiều kim loại cũng khiến hành tinh và khí quyển của nó nặng hơn và khó bị thổi bay hơn.


An Khang (Theo CNN)









Phat hien ngoai hanh tinh sang nhat trong vu tru


Ngoai hanh tinh LTT9779b la "tam guong" lon nhat vu tru ma cac nha thien van hoc tim thay tu truoc toi nay.

Phát hiện ngoại hành tinh sáng nhất trong vũ trụ

Ngoại hành tinh LTT9779b là "tấm gương" lớn nhất vũ trụ mà các nhà thiên văn học tìm thấy từ trước tới nay.
Phát hiện ngoại hành tinh sáng nhất trong vũ trụ
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: