Ngày chết chóc nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa động đất tại Trung Quốc cách đây khoảng 500 năm từng khiến 100.000 người thiệt mạng chỉ trong một ngày.


Sáng ngày 23/1/1556, một trận động đất dữ dội làm rung chuyển tỉnh Thiểm Tây - thời điểm đó được coi là "cái nôi của nền văn minh Trung Quốc". Trận động đất chỉ kéo dài vài giây nhưng ước tính đã trực tiếp giết chết 100.000 người, kéo theo chuỗi lở đất, hố sụt, hỏa hoạn, di cư và nạn đói, lấy mạng tổng cộng khoảng 830.000 người.


Con số này không cao bằng tổng số người chết trong các sự kiện lớn như Thế chiến I và Thế chiến II, hay trọng những đợt đại dịch, nạn đói, lũ lụt. Nhưng xem xét mức độ thiệt hại trong một ngày, trận động đất Thiểm Tây - còn gọi là trận động đất Gia Tĩnh vì xảy ra dưới thời vua Gia Tĩnh của nhà Minh - được coi là chết chóc nhất lịch sử, Science Alert hôm 6/7 đưa tin.


Giới chuyên gia cho rằng trận động đất Thiểm Tây mạnh khoảng 8 - 8,3 độ. Dù có độ lớn tương đối thấp, thảm họa này được xếp loại XI (Cực mạnh) trên thang đo Mercalli sửa đổi, dùng để đo mức độ rung chuyển của một trận động đất.


Nhiều trận động đất mạnh hơn xảy ra trước và sau đó. Tuy nhiên, do địa chất và thiết kế đô thị của nơi này vào năm 1556, thảm họa gây ra thiệt hại lớn khác thường cho các thành phố lân cận Huaxian, Weinan, và Huayin.


Biên niên sử Địa phương, tồn tại từ năm 1177 trước Công nguyên, miêu tả sức tàn phá của trận động đất một cách chi tiết, thậm chí khẳng định, núi sông đã thay đổi vị trí. "Ở một số nơi, mặt đất đột ngột nhô lên tạo thành những ngọn đồi mới, hoặc bất ngờ sụt xuống và trở thành thung lũng. Ở những nơi khác, một dòng suối bỗng nhiên tuôn ra, hoặc đất nứt ra và xuất hiện rãnh nước mới. Lều trại, nhà quan, đền đài và tường thành đột ngột sụp đổ", biên niên sử viết.


Các khe nứt mở ra trên mặt đất sâu hơn 18 m. Tại Huaxian, mọi tòa nhà đều bị sập và khoảng 60% dân số thiệt mạng ở khu vực gần tâm chấn.


Tâm chấn nằm ở thung lũng sông Vị Hà, nơi có địa chất độc đáo vì đi qua cao nguyên Hoàng Thổ, trung bắc Trung Quốc. Cao nguyên nằm ở phía đông nam sa mạc Gobi và hình thành từ hoàng thổ - loại trầm tích giống phù sa được tạo nên do sự tích tụ của bụi thổi từ sa mạc tới.


Ngày nay, người dân biết rằng cao nguyên thường xuyên xảy ra sạt lở chết chóc. Nhưng vào thời điểm đó, nhiều ngôi nhà được xây trực tiếp vào vách đá hoàng thổ mềm, tạo nên những hang động gọi là yaodong. Khi động đất xảy ra vào sáng sớm, nhiều hang nhân tạo này sụp đổ, chôn vùi người bên trong và gây sạt lở khắp cao nguyên. Hơn nữa, nhiều công trình trong thành phố thời đó làm bằng đá nặng, gây thiệt hại nặng nề khi sụp đổ.


Có ba đường đứt gãy chính chạy qua khu vực: đứt gãy Bắc Hoa Sơn, đứt gãy Piedmont và đứt gãy Vị Hà. Theo phân tích địa chất năm 1998 của nhóm nghiên cứu từ Đại học Bắc Kinh về trận động đất năm 1556, đứt gãy Bắc Hoa Sơn đóng vai trò quan trọng trong sự kiện Thiểm Tây, vì quy mô và sự dịch chuyển của nó là lớn nhất.


Trận động đất Thiểm Tây thôi thúc các chuyên gia tìm hiểu nguyên nhân và cách giảm thiệt hại của động đất: những công trình bằng đá đã được thay thế bằng vật liệu mềm hơn, chống động đất tốt hơn như tre và gỗ.


Thu Thảo (Theo Science Alert)









Ngay chet choc nhat lich su nhan loai


Tham hoa dong dat tai Trung Quoc cach day khoang 500 nam tung khien 100.000 nguoi thiet mang chi trong mot ngay.

Ngày chết chóc nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa động đất tại Trung Quốc cách đây khoảng 500 năm từng khiến 100.000 người thiệt mạng chỉ trong một ngày.
Ngày chết chóc nhất lịch sử nhân loại
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: