Tại sao Nga huấn luyện cá heo bảo vệ căn cứ hải quân?

Với tốc độ nhanh và khả năng lặn tốt, cá heo mũi chai có thể phát hiện và ngăn chặn hiệu quả những cuộc tấn công dưới nước nhằm vào căn cứ của hải quân Nga.


Quân đội Nga sử dụng cá heo mũi chai để bảo vệ căn cứ hải quân Biển Đen ở Sevastopol. Loài sinh vật biển huấn luyện đặc biệt này bảo vệ an toàn căn cứ quân sự quan trọng khỏi thợ lặn tiếp cận do chúng có thể phát hiện và thông báo cho người huấn luyện nhờ tốc độ và khả năng lặn tốt. Theo Bộ Quốc phòng Anh, số lượng chuồng chứa cá heo huấn luyện tăng lên gần đây, chứng tỏ hoạt động sử dụng động vật thông minh trên đang gia tăng, Tech Times hôm 2/7 đưa tin.


Một yếu tố hoàn thiện lớp phòng ngự bảo vệ căn cứ hải quân Sevastopol là cá heo. Căn cứ được bao bọc bởi lưới chống ngư lôi, hệ thống phá tàu ngầm và bệ phóng tên lửa. Nếu vượt qua những lớp phòng ngự này, thợ lặn sẽ đối mặt với rào cản khó khăn là đàn cá heo theo dõi. Không chỉ cảnh báo hiệu quả sự xuất hiện của kẻ xâm phạm dưới nước, cá heo còn có thể gắn thẻ họ để dễ dàng nhận dạng. Theo ước tính hiện nay, có 7 con cá heo hoạt động ở khu vực cảng và chúng sẵn sàng di chuyển quanh địa điểm thông qua thùng gỗ thưa.


Căn cứ hải quân ở Biển Đen trở thành mục tiêu của vài đợt tấn công bằng drone từ khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra năm 2022, dẫn tới phía Nga tăng cường biện pháp an ninh, bao gồm đưa cá heo vào kế hoạch phòng ngự. Sevastopol ở Crimea có tầm quan trọng chiến lược đối với Nga. Cơ sở này chứa những tàu chiến Nga an toàn trước tên lửa nhưng dễ chịu tổn thất nếu tấn công từ dưới mặt nước.


Do cá heo có khả năng phát hiện vật thể dưới nước như mình bằng sóng âm trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô nghiên cứu cách sử dụng cá voi. Với kinh phí gần 28 triệu USD, Mỹ tiếp tục nghiên cứu dùng cá voi và hải cẩu để hỗ trợ hoạt động quân sự. Sinh vật biển có tài năng tự nhiên so với robot trong việc xác định mối nguy hiểm dưới nước, bất chấp nhiều thành tựu lớn gần đây trong công nghệ quân sự.


Năm 2012, hải quân Mỹ dự định ngừng sử dụng động vật biển có vú và thay thế bằng robot. Nhà chức trách phân bổ hơn 90 triệu USD cho nghiên cứu cung cấp robot quân sự vào năm 2017. Tuy nhiên, hệ thống robot vẫn chưa được triển khai. Theo trang web của hải quân Mỹ, dù drone dưới nước có thể tiến hành nhiệm vụ, công nghệ hiện nay không thể cạnh tranh với khả năng đặc biệt của sinh vật biển.


Tài năng bơi của cá heo mũi chai (29 km/h) khiến chúng trở nên nổi tiếng. Ngay cả những thợ lặn lành nghề nhất cũng không thể đọ lại độ nhanh nhạy của cá heo, vì vậy chúng có thể đẩy lùi hiệu quả các cuộc tấn công dưới nước. Có bằng chứng quân đội Nga sử dụng cá heo ở khu vực khác ngoài Sevastopol như cảng hải quân Tartus ở Syria. Ngoài ra, quân đội Nga bị nghi huấn luyện cá voi trắng ngoài khơi Na Uy. Ngư dân địa phương từng bắt gặp con cá voi đeo bộ dây có thể dùng để đặt camera.


An Khang (Theo Tech Times)









Tai sao Nga huan luyen ca heo bao ve can cu hai quan?


Voi toc do nhanh va kha nang lan tot, ca heo mui chai co the phat hien va ngan chan hieu qua nhung cuoc tan cong duoi nuoc nham vao can cu cua hai quan Nga.

Tại sao Nga huấn luyện cá heo bảo vệ căn cứ hải quân?

Với tốc độ nhanh và khả năng lặn tốt, cá heo mũi chai có thể phát hiện và ngăn chặn hiệu quả những cuộc tấn công dưới nước nhằm vào căn cứ của hải quân Nga.
Tại sao Nga huấn luyện cá heo bảo vệ căn cứ hải quân?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: