Ai cũng quen tên Huawei với các mẫu điện thoại từ giá rẻ đến cao cấp, cạnh tranh với Samsung và Apple nhưng vài năm gần đây, hãng còn đẩy mạnh các dòng tai nghe. Điển hình là mẫu Freebuds 5 mới nhất ở phân khúc tầm trung, tích hợp cả chống ồn chủ động, âm thanh cao cấp và thiết kế độc đáo chưa từng thấy.
Kiểu thiết kế mới được lấy cảm hứng từ “nước mắt hoàng tử Rupert” - thành phẩm tạo ra khi nhỏ 1 giọt thủy tinh nóng chảy vào nước. Thực tế, phiên bản màu bạc sương mờ có bề mặt phản chiếu như gương lại khiến người ta nghĩ đến tượng đài Cloudgate ở Chicago, Mỹ hơn.
Lấy cảm hứng từ giọt nước mắt hoàng tử Rupert nhưng bản màu bạc lại khiến người ta liên tưởng đến tượng đài Cloudgate ở Mỹ hơn.
Hộp sạc cũng có thiết kế lại không kém, trông như 1 quả trứng với lớp sơn ton-sur-ton với tai nghe bên trong.
Cảm giác đeo tai nghe lên tai không kì lạ như tưởng tượng, có độ bám tốt, đặc biệt khi dùng thêm nút cao su tặng kèm trong hộp tai nghe. Phần đuôi to phình ra bám nhẹ vào phần tiếp điểm giữa dái tai và thái dương nhưng không gây khó chịu. Nói chung, Freebuds 5 có độ thoải mái tốt hơn các tai nghe in-ear nhưng cũng không tốt hơn hẳn các mẫu ear-buds thông thường quá nhiều. Bù lại, độ thoáng thì rất tốt, không gây bí bách, đổ mồ hôi nhiều nên có thể đeo lâu dài, đặc biệt phù hợp với ai dễ bị ngứa tai.
Âm thanh Hi-Res chuẩn ngành
Freebuds 5 có thể nói đạt đến 8.5/10 điểm về khoản chất âm. Trong khi nhiều dòng tai nghe tầm giá này còn “chật vật” để đem lại chất lượng âm thanh ổn thì Huawei lại làm rất tốt. Âm thanh từ Freebuds 5 có độ chi tiết cao, bass mạnh mẽ, treble nổi bật, có thiên hướng V-shape nhưng không quá nặng, không bị chói tai.
Điểm trừ nhỏ trong chất âm là thể hiện giọng hát hơi mờ nhạt, nhất là giọng nữ cao vì dải mid hơi bị “chèn ép” bởi treble. Cũng may là trong app điều khiển có bộ chỉnh EQ chi tiết nên đây cũng không phải là vấn đề nữa, chỉ cần chỉnh lại 1 chút là có âm thanh như ý muốn.
Không phải tai nghe cao cấp nhưng Freebuds 5 vẫn hỗ trợ đủ codec LDAC và L2HC 2.0. Về cơ bản, cả 2 đều cho phép tăng độ chi tiết của âm thanh khi truyền qua Bluetooth để bản nhạc đạt gần chuẩn Hi-Res nhất có thể. Khác biệt là LDAC có thể dùng với hầu hết máy Android hiện nay, còn L2HC 2.0 là codec độc quyền khi dùng với điện thoại Huawei tương thích.
Tất nhiên, codec này không có nghĩa là lúc nào nghe bằng Freebuds 5 cũng hay hơn. Nó còn phụ thuộc rất nhiều vào bitrate thật truyền từ điện thoại và nguồn phát nhạc có đạt chuẩn Hi-Res tương ứng hay không. Ví dụ, nếu bạn nghe bằng Tidal hay Apple Music vốn hỗ trợ nhạc Lossless thì còn có thể thấy sự khác biệt, nhưng nếu nghe bằng Spotify hay Youtube thì không cần quan tâm đến Hi-Res hay LDAC, L2HC 2.0 làm gì cả.
Có chống ồn chủ động
Huawei trang bị tận 3 micro chống ồn cho Freebuds 5 ở mỗi bên tai nhưng trải nghiệm sẽ khác hoàn toàn với các mẫu in-ear hay over-ear mà bạn thường thấy. Vì thiết kế ear-buds mở, không kín bưng nên khả năng chống ồn chỉ ở mức vừa phải.
Cụ thể, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt nếu bật chống ồn và đi ngoài đường hoặc ngồi trong quán cafe cạnh đường lớn, nhiều xe cộ đi qua. Những tiếng lầm rầm của xe cộ được cắt bớt đáng kể, vào khoảng 70% nhưng tiếng nói chuyện của mọi người xung quanh thì vẫn còn đó, thậm chí nghe rõ hơn 1 chút vì dải trung-trầm cũng đã bị cắt bớt. Nhìn chung, bạn không nên kì vọng vào khả năng chống ồn của các mẫu tai nghe dạng ear-buds như thế này. Nếu muốn chồng ồn tốt nhất, bắt buộc phải chọn các loại tai nghe kín đáo hơn dù như vậy sẽ gây khó chịu hơn cho tai.
Trong ứng dụng, Huawei cho chỉnh 2 mức độ chống ồn mạnh - yếu và 1 mức độ tự động. Cá nhân tôi thấy tốt nhất nên để mức mạnh vì khi bật chế độ tự động, tai nghe có thể liên tục tăng giảm mức chống ồn khá khó chịu và không cần thiết lắm. Ngược lại, bạn có thể chọn mức thấp hoặc tắt hẳn đi để tiết kiệm pin.
Bù lại, có 1 điểm cộng lớn cho khả năng chống ồn của Freebuds 5 là gần như không làm méo âm thanh. Đây là 1 vấn đề rất lớn trên nhiều mẫu tai nghe chống ồn dạng ear-buds cũ, khi mà micro tự thu nhạc phát ra từ tai nghe, cho rằng đó là tiếng ồn và cố gắng cắt bớt đi khiến âm thanh bị giảm chất lượng.
Thời lượng pin vừa đủ
Ưu điểm của thiết kế mở là cảm giác thoải mái, nhưng nhược điểm của nó là tai nghe cần hoạt động nhiều hơn, tốn pin hơn để đạt được chất lượng âm thanh và âm lượng lớn hơn.
Khi bật chống ồn, Freebuds 3 dùng được khoảng hơn 3 tiếng trước khi cần sạc lại, còn nếu tắt chống ồn thì là khoảng gần 5 tiếng ở mức âm lượng 50%. Kết hợp với hộp sạc, con số này tăng lên khoảng 20 - 30 tiếng tùy cách sử dụng.
Ứng dụng đa năng
Huawei AI Life là ứng dụng điều khiển các thiết bị âm thanh của Huawei. Trong này, bạn có thể tinh chỉnh nhiều thứ, xem thời lượng pin còn lại của 2 bên tai và hộp sạc; cập nhật phần mềm; tìm kiếm tai nghe khi thất lạc… Nói chung, không cần cài ứng dụng này thì mới dùng đc tai nghe nhưng nếu muốn tận dụng hết các tính năng thì nên có.
Kết: Không hoàn hảo nhưng đáng cân nhắc
Huawei Freebuds 5 có ưu điểm lớn nhất là chất âm tốt, có thể tùy chỉnh EQ và hỗ trợ chuẩn âm thanh Hi-Res không dây. Tiếp theo là cảm giác đeo thoải mái, thoáng tai lại tích hợp chống ồn ở mức vừa phải.
Điểm trừ nhỏ của nó là thời lượng pin kém hơn các đối thủ cùng phân khúc và thiết kế kén người dùng. Nếu không ưng phiên bản màu bạc bóng bẩy này, bạn vẫn có thể chọn màu trắng sứ.
[Box mô tả SP] - gk Huawei Freebuds 5
Huawei Freebuds 5 sẽ chính thức lên kệ từ ngày 1/6 tới với mức giá từ 2.99 triệu đồng sau khuyến mãi. Nếu quan tâm, bạn có thể xem thêm thông tin và đặt mua trước Freebuds 5 qua các link phía dưới.
Mua Huawei Freebuds 5 chính hãng (2.990.000đ)
Lấy link