Giới công nghệ muốn tạm dừng phát triển AI không vì lo ngại cho loài người?

Giới công nghệ kêu gọi dừng phát triển AI do không muốn bị đối thủ bỏ lại quá xa trong cuộc đua ứng dụng thương mại và quân sự.


Không phải ai cũng đồng tình với lá thư ngỏ của Viện Future of Life kêu gọi tạm dừng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) có chữ ký của một số cái tên hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ.


Bức thư với hơn 31 nghìn chữ ký, bao gồm cả CEO Tesla Elon Musk và đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, kêu gọi toàn thế giới tạm dừng phát triển các mô hình AI lớn hơn GPT-4, phiên bản mạnh nhất đằng sau ứng dụng ChatGPT.


AI bùng nổ tạo ra sự phấn khích, nhưng cũng kèm với mối lo ngại chúng sẽ khiến con người tuyệt diệt trong tương lai.

Thậm chí, bức thư còn đề xuất rằng, nếu “việc tạm dừng không thể được ban hành nhanh chóng, các chính phủ nên vào cuộc và đưa ra lệnh cấm chính thức”.


Ngược lại với suy nghĩ trên, CEO Alex Karp của Palantir - công ty công nghệ cả thung lũng Silicon “ghét bỏ”, trong một cuộc phỏng vấn ngày 8/6 nói rằng “nhiều người đòi hỏi phải tạm dừng phát triển AI là do họ đang không có sản phẩm nào trong tay”.


Không đề cập đến cái tên cụ thể nào, song CEO Palantir cho hay: “Những người không có gì để cống hiến cho nghiên cứu AI” đang muốn tạm dừng phát triển công nghệ này để có thể “đánh cắp” vị trí dẫn đầu trong các ứng dụng thương mại và lĩnh vực quân sự".


Khi được hỏi liệu cuộc chạy đua AI có giống với cuộc đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh hay không, Karp nói rằng: “Việc chạy đua đã được kích hoạt và việc chúng ta chậm lại không khiến cuộc đua này tạm dừng”.


Bước ngoặt của xu hướng AI không phải các mô hình ngôn ngữ lớn như GPT-4, mà là cách AI được sử dụng trong các ứng dụng quân sự.


Tháng 12/2022, tờ The Times tiết lộ công nghệ của Palantir đã giúp Ukraine tăng độ chính xác, tốc độ và mức độ sát thương của các cuộc tấn công bằng pháo binh mặc dù có quy mô nhỏ hơn nhiều so với Nga.


Palantir Technologies, thành lập vào năm 2003 là công ty chuyên bán phần mềm phân tích dữ liệu cho chính phủ, quân đội và các tổ chức tư nhân. Điều này khiến họ thường xuyên bị cáo buộc là nguyên nhân đằng sau các vi phạm về quyền riêng tư người dùng.


(Theo CNBC)


Sắp tổ chức hội nghị đầu tiên về rủi ro của AI

Sắp tổ chức hội nghị đầu tiên về rủi ro của AI

Anh sẽ tổ chức hội nghị toàn cầu về an toàn trí tuệ nhân tạo (AI) vào cuối năm nay. Thủ tướng Rishi Sunak sẽ cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden thảo luận về công nghệ này tại cuộc họp ngày 8/6.
Thực hư AI quân sự Mỹ 'tự ý' sửa mệnh lệnh, tiêu diệt sĩ quan chỉ huy

Thực hư AI quân sự Mỹ 'tự ý' sửa mệnh lệnh, tiêu diệt sĩ quan chỉ huy

Không quân Mỹ vừa bác bỏ thông tin rằng drone sát thủ của họ tấn công “chủ nhân” trong một bài kiểm tra mô phỏng, song kịch bản này hoàn toàn có thể xảy ra.