Nga phát triển xe phóng tên lửa mới, ‘trấn áp’ HIMARS tại chiến trường Ukraine

Với việc pháo kích bằng tên lửa trở thành một đặc điểm nổi bật của cuộc chiến Ukraine, Nga được cho là đang phát triển Hệ thống tên lửa phóng đa nòng (MLRS) 300 mm tiên tiến - “Sarma”, có khả năng bắn đạn dẫn đường chính xác.


Nguồn tin của hãng thông tấn Nga RIA Novosti cho biết, các doanh nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển MLRS 300mm Sarma, tiếp nối MLRS Kama, lắp đặt trên khung gầm xe KamAZ. Hệ thống phóng đa nòng mới này sẽ có khả năng cơ động cao cùng những đầu đạn “thông minh”, kết hợp “hệ thống hướng dẫn và kiểm soát tự động tiên tiến”.


MLRS Kama được lần đầu tiên giới thiệu vào năm 2007 tại triển lãm hàng không MAKS. Bản chất nó là một biến thể của hệ thống “Smerch” với 6 ống phóng thay vì 12 tên lửa dẫn đường. Tổ hợp được đặt trên xe KamAZ, có tính cơ động cao với khả năng chạy trên cao tốc.


Một phiên bản phóng tên lửa đa nòng Tornado

Điểm khác biệt giữa Kama và Smerch là không đáng kể, dễ nhận thấy nhất là thùng chứa tên lửa MZ-196 không có nắp đậy. Song, hệ thống này nặng hơn “người tiền thân” tới 7 tấn. Không hệ thống Kama nào được bàn giao cho quân đội Nga, đó có thể là lý do Moscow phát triển hệ thống Sarma MLRS hoàn toàn mới.


"Trấn áp" HIMARS


Trong cuộc chiến Ukraine đang diễn ra, quân đội Nga đã triển khai một loạt các hệ thống phóng tên lửa, bao gồm những thiết bị từ thời Liên Xô cho đến những MLRS hiện đại do Liên bang Nga phát triển gần đây.


Chẳng hạn, Moscow đã triển khai rộng rãi Tornado-S MLRS cỡ nòng 300mm để tấn công quân đội và căn cứ quân sự của Kiev bằng đạn dẫn đường. Với hệ thống dẫn đường quán tính hiệu chỉnh bằng vệ tinh, quân đội Nga có thể tấn công sâu vào lãnh thổ Ukraine mà vẫn duy trì độ chính xác cao.


Nga đang sử dụng hệ thống MLRS Tornado-S trong cuộc chiến với Ukraine

Trong khi đó, Tornado-S cũng được phía Ukraine sử dụng trong cuộc xung đột đang diễn ra, một số chuyên gia thậm chí còn nhận định tổ hợp này vượt trội so với pháo phản lực HIMARS.


M142 HIMARS của Mỹ có thể bắn sáu tên lửa 227mm dẫn đường bằng GPS, tầm bắn 80km và chính xác trong phạm vi từ 5 đến 10 mét.


Mặt khác, các hệ thống 9A54 Tornado-S của lực lượng mặt đất Nga có thể bắn chính xác 12 tên lửa dẫn đường GLONASS 300mm ở khoảng cách 120km. Ngoài ra, Tornado-S hiệu quả hơn nhờ giảm thời gian sẵn sàng phóng chỉ còn ba phút.


Phạm vi của MLRS Sarma không được tiết lộ rõ ràng, song hệ thống này được cho tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của phía Nga trong bối cảnh những cuộc không kích bằng tên lửa dẫn đường đang là đòn đánh chủ đạo của Moscow.


Hiện thủ đô Kiev của Ukraine đang hứng chịu những đợt tấn công tên lửa quy mô lớn. Mục tiêu trọng điểm là các hệ thống phòng không đánh chặn trên mặt đất.


“Họ muốn bất ngờ phá huỷ hệ thống phòng không của chúng tôi sau những cuộc tấn công vào ban đêm, thực hiện bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình Kh-101”, người phát ngôn lực lượng không quân Ukraine, Yury Ihnat nói trên truyền hình quốc gia.


Giới phân tích quân sự nhận định Nga đang “thay đổi chiến thuật” nhằm gây bất ngờ cho các tổ hợp phòng thủ của đối phương. Các hệ thống Tornado-S của Nga buộc Ukraine phải dời những kho đạn cách xa khỏi chiến tuyến, từ đó tạo nên điểm yếu trong khâu tiếp vận.


(Theo EurAsian Times)


Hệ thống radar 'Red Color' nâng cao năng lực phòng thủ Ukraine trước tên lửa Nga

Hệ thống radar 'Red Color' nâng cao năng lực phòng thủ Ukraine trước tên lửa Nga

Hệ thống radar "Red Color" vừa được Israel tinh chỉnh và chuyển giao cho Ukraine nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm các cuộc tấn công tên lửa từ phía Nga
Chiến đấu cơ F-16 sở hữu công nghệ radar khiến Ukraine 'thèm muốn'

Chiến đấu cơ F-16 sở hữu công nghệ radar khiến Ukraine 'thèm muốn'

Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ với khả năng phát hiện chủ động radar phòng không đối phương, kết hợp tên lửa chống bức xạ tốc độ cao, có thể giúp Ukraine cân bằng sức mạnh chiến trường