Quân đội Ukraine đang được huấn luyện tại Ba Lan để vận hành hệ thống radar cảnh báo tấn công sớm do Israel cung cấp.
Hãng thông tấn quốc gia Ukraine (Ukrinform) đưa tin Ngoại trưởng Israel Eli Cohen đã chính thức tuyên bố điều này trong một cuộc họp báo tổ chức tại Vienna, tiết lộ lực lượng vũ trang hai bên đang hợp tác để triển khai hệ thống radar tác chiến điện tử mới nhằm bảo vệ các thành phố khỏi những cuộc tấn công tên lửa từ phía Nga.
Hệ thống có khả năng phát hiện tên lửa và máy bay không người lái, đồng thời theo dõi quỹ đạo di chuyển của chúng, từ đó kích hoạt còi báo động trên không nhanh hơn ở những khu vực có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công trong cuộc chiến với Nga.
Trước đó, Đại sứ Ukraine tại Israel, Yevhen Korniichuk cũng cho biết radar mới đang được triển khai dưới dạng thử nghiệm, ban đầu sẽ bao phủ thành phố Kiev và sẽ mở rộng sang những khu vực khác nếu có hiệu quả.
Korniichuk nhấn mạnh hệ thống này đã được Israel sử dụng thành công trong một thời gian dài, có tên Red Color (Tzeva Adom), đã được tinh chỉnh để phù hợp với nhu cầu của Ukraine.
Theo đó, đây là hệ thống radar cảnh báo cục bộ, có thể phát hiện tên lửa và máy bay không người lái, dùng thuật toán tính toán thời gian và địa điểm va chạm gần đúng tương tự như cách “Iron Dome” (Vòm Sắt) hoạt động. Nó cung cấp tín hiệu cho biết mọi người có bao nhiêu thời gian để tìm nơi trú ẩn.
Tính hiệu quả?
Hệ thống “Vòm Sắt” (Iron-Dome) do Mỹ đầu tư và Israel phát triển, được thiết kế nhằm chống lại các rocket và đạn pháo bắn từ khoảng cách 155 dặm (250 km). Mỗi tổ hợp này có từ ba đến bốn bệ phóng với sức chứa lên tới 20 tên lửa đánh chặn SAM mỗi bệ.
Israel cho biết tỉ lệ đánh chặn thành công của hệ thống lên tới 90% và là một trong những tổ hợp phòng thủ tên lửa hiệu quả nhất thế giới hiện nay. Các tên lửa SAM cũng hiệu quả với các máy bay không người lái, song gặp thách thức với chiến thuật “bầy đàn” drone giá rẻ.
Theo nhà thầu quốc phòng Rafael, đối tác phát triển “Vòm Sắt” cùng Raytheon của Mỹ, cho biết: “Đây là hệ thống chiến đấu đa nhiệm đã được chứng minh có khả năng phát hiện, đánh giá và đánh chặn các mục tiêu bay đến như: C-RAM (rocket, đạn pháo, đạn cối), tên lửa hành trình, tên lửa dẫn đường (PGM) cũng như các mối đe doạ từ trên không khác”.
Iron Dome gồm ba phần chính, một radar phức hợp phát hiện mối đe doạ lao tới. Một hệ thống điều khiển phát triển bởi mPrest của Israel, lấy thông tin từ radar để phân tích theo thời gian thực, dự đoán quỹ đạo bay, phân tích dữ liệu gửi đến tổ đội khai hoả. “Vòm sắt” có thể sử dụng tên lửa dẫn đường chính xác (Tamir) hoặc tên lửa thông thường. Khi triển khai, hệ thống có khả năng bao phủ phạm vi 60 dặm vuông, tương đương 155 km vuông, do đó phù hợp với nhu cầu bảo vệ cục bộ một khu vực nhất định.
Các tên lửa Tamir di chuyển với tốc độ cận âm, được trang bị hàng loạt cảm biến tối tân như GPS, cảm biến quang điện, vây lái giúp tự điều chỉnh hướng bay và sử dụng “đầu đạn ngòi nổ” để phát nổ gần mục tiêu đang bay tới, thay vì thực sự bắn trúng mục tiêu.
Mặc dù vậy, hệ thống không được trang bị để đối đầu với mối đe doạ từ tên lửa hành trình hay tên lửa siêu thanh, do những đầu đạn này có kích thước lớn, tốc độ cao và góc độ lớn.
(Theo EurAsian Times)
Drone AI ‘bất tuân’ quân lệnh, quay sang tấn công sĩ quan chỉ huy
Một chiếc drone tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) được cho là đã quay sang tấn công sĩ quan chỉ huy trong một bài mô phỏng quân sự do không quân Mỹ tiến hành.
MiG-29 có ưu thế ‘vượt trội’ so với F-16 trên chiến trường Ukraine
Một số ý kiến phương Tây nhận định, những chiếc MiG-29 đang trong biên chế không quân Ukraine có lợi thế vượt trội so với F-16. Nhưng tại sao Ukraine vẫn muốn F-16?
Tên lửa hành trình dẫn đường Storm Shadow gây thất vọng trên chiến trường càng củng cố thêm "thèm muốn" của Ukraine đối với các loại vũ khí sử dụng công nghệ Mỹ trong cuộc chiến với Nga, đặc biệt là các đầu đạn chiến thuật tầm xa (ATACMS).