Một trong những loại vũ khí có giá trị nhất mà phương Tây viện trợ cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga là những khẩu pháo hạng nặng. Không giống như những loại súng lớn hiện có của quân đội Ukraine, những khẩu pháo cỡ nòng NATO là “chìa khoá” để Kiev mở khóa công nghệ pháo dẫn đường chính xác của phương Tây. Công nghệ này, bao gồm đạn pháo dẫn đường bằng GPS và đạn săn xe tăng, đã giúp gia tăng sức mạnh cấp số nhân cho các khẩu pháo.
Một nghiên cứu gần đây từ Viện Royal United Services có trụ sở tại Vương quốc Anh trích dẫn một quan chức quân sự Ukraine cho biết “tên lửa chống tăng đã làm chậm bước tiến của đối phương, nhưng thứ giết chết họ là pháo binh của chúng tôi. Đó là thứ đã phá vỡ các đơn vị của họ.”
“Mở khoá” công nghệ đạn pháo dẫn đường
Lục quân Ukraine có một số lượng đáng kể pháo binh, cả pháo ống truyền thống và pháo phản lực, chẳng hạn như pháo tự hành 2S3 Akatsiya 152 mm và 2S1 Gvozdika 122 mm; hệ thống phóng tên lửa đa nòng 122 ly BM-21 Grad gắn trên xe tải; và pháo kéo D-20 152 mm và D-30 122 mm.
Mặc dù về lý thuyết số lượng pháo Ukraine sở hữu là rất nhiều, song hầu hết các khẩu pháo này đều đã cũ, do Liên Xô sản xuất trước khi tan rã vào năm 1991. Các loại súng này cũng sử dụng cỡ nòng (152 mm) không tương thích với các loại pháo hiện đại.
Trong khi đó, NATO sử dụng đạn pháo tiêu chuẩn 155 mm. Ba milimét đó tạo ra sự khác biệt to lớn, khiến Kiev không thể tận dụng các loại đạn do Mỹ và đồng minh viện trợ. Tính đến hè năm 2022, Ukraine đã nhận được hơn 100 khẩu pháo 155 mm, trong đó: Mỹ gửi 90 khẩu pháo kéo M777 (đang được sử dụng phổ biến bởi lục quân và lính thuỷ đánh bộ), Úc gửi sáu chiếc M777 và Canada cung cấp bốn chiếc. Hà Lan gửi sáu khẩu pháo tự hành Pz2000 155 mm, trong khi Pháp viện trợ 10 đến 12 chiếc CAESAR 155 gắn trên xe tải.
Cùng với đó, Ukraine nhận kèm các loại đạn dẫn đường chính xác của phương Tây như một phần của gói viện trợ. Ví dụ, các loại đạn pháo M982 và M982A1 Excalibur do Mỹ phát triển có thể nhắm vào một tập hợp tọa độ GPS, có khả năng bắn trúng mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu tiên - không giống như các loại pháo trước đây.
Excalibur, chính xác đến mức quân đội Mỹ tuyên bố, nó có thể tấn công mục tiêu “bất kể phạm vi” với sai số là 2 mét. Mức độ chính xác này sẽ cho phép pháo thủ tấn công nhiều mục tiêu nhanh hơn và không gây “thiệt hại phụ”.
Một pháo “thông minh” bằng sáu cỗ pháo thường
Mở khoá những viên đạn pháo dẫn đường "thông minh" đã giúp Ukraine trong giai đoạn đầu tận dụng tốt hơn những chiếc máy bay không người lái, vốn đã trở nên phổ biến trong cuộc xung đột lần này. Chẳng hạn, một máy bay không người lái loại Bayraktar hoạt động như một thiết bị "chỉ điểm" cho đơn vị pháo binh được trang bị Excalibur, định vị hàng chục mục tiêu của đối phương trong một lần xuất kích.
Giới chuyên gia quân sự ước tính, trước đây cần một khẩu đội gồm 6 cỗ pháo để tiêu diệt một mục tiêu, nay chỉ cần một khẩu pháo trang bị Excalibur.
Ngoài ra, Excalibur có một biến thể hiện đại hơn, được cho là đã đưa vào biên chế quân đội Mỹ từ năm 2020, có tên C-DAEM (đạn pháo gây hiệu ứng khu vực). Loại đạn “thông minh” mới được thiết kế bắn trúng mục tiêu bọc thép đang di chuyển ngay cả trong trường hợp bị gây nhiễu tín hiệu GPS hoặc các lực lượng đồng minh không biết chính xác toạ độ đối phương.
Theo tạp chí New Scientist, “C-DAEM có tầm bắn lên tới 60 km, đạn pháo chỉ mất hơn 1 phút để đến mục tiêu, cùng khả năng tìm kiếm mục trong phạm vi 28 km vuông”. Để làm được điều này, chúng có các dù bật hoặc cánh nhỏ dùng để giảm tốc khi quét và phân loại đối tượng trong tầm quan sát.
Bên cạnh đó, Kiev cũng nhận được đạn pháo BONUS từ Anh và Pháp. Loại đạn này được thiết kế với nhiệm vụ duy nhất là tiêu diệt xe tăng và các phương tiện bọc thép khác. BONUS sau khi được bắn ra từ họng pháo, sẽ hạ tầm bay và phóng ra hai đạn con thông minh.
Hai đạn con này sử dụng gói cảm biến đa phổ để quét và phát hiện lớp giáp đối phương trong phạm vi lên tới 32.000 mét. Khi phát hiện mục tiêu xe tăng hoặc xe bọc thép, chúng sẽ bắn một đầu đạn nhằm vào nóc xe, xuyên qua lớp giáp mỏng và phá hủy nó.
Tập đoàn BAE Systems, nhà cung cấp đạn BONUS cho Mỹ, nói rằng viên đạn này đạt hiệu suất “one shot - one kill”, tức một quả đạn sẽ hạ gục một mục tiêu.
(Theo PopMech)
'Điểm mặt' các loại tên lửa Nga đã xuất trận tại Ukraine
Theo Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), gần như mọi loại tên lửa thông thường trong kho vũ khí của Nga đã được sử dụng trong cuộc chiến với Ukraine
Đằng sau sự xuất hiện của ‘siêu tăng’ T-14 Armata tại Ukraine
T-14 Armata, xe tăng chủ lực của quân đội Nga đã tham gia cuộc chiến tại Ukraine trong bối cảnh Mỹ và phương Tây liên tiếp viện trợ cho Kiev những chiến xa mạnh mẽ hàng đầu hiện nay như M1 Abrams, Challenger-2 hay Leopard-2.
Sau hơn một thập kỷ phát triển, một loại bom dẫn đường thế hệ mới, được kỳ vọng giải quyết những thách thức do tác chiến điện tử đặt ra, sắp được đưa vào sản xuất hàng loạt.